Nội dung bài viết
Tiêu điểm trong ngày
* Biên bản cuộc họp của Fed sẽ được công bố rạng sáng thứ Năm ngày 13/10
* Dữ liệu lạm phát của Mỹ cũng đến hạn vào thứ Năm
Giá vàng giao dịch trong phạm vi hẹp vào thứ Tư khi các nhà đầu tư tìm kiếm thêm manh mối về tốc độ thắt chặt tiền tệ của Mỹ từ các biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed và dữ liệu lạm phát sẽ công bố trong tuần này.
13 giờ 09 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.667,70 USD/ounce. Giá đã chạm mức thấp nhất trong một tuần vào thứ Ba. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,6% ở mức 1.676,50 USD.
Các nhà đầu tư đang chờ công bố biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed và dữ liệu lạm phát vào thứ Năm, điều này có thể làm sáng tỏ quỹ đạo tăng lãi suất tiếp theo của Fed.
Ông Ilya Spivak, chiến lược gia tiền tệ tại DailyFX cho biết: “Giá vàng dường như đang củng cố. Thị trường đang ‘án binh bất động’ trước những rủi ro từ sự kiện lớn, trong đó có biên bản cuộc họp của Fed và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ”.
“Fed càng mạnh tay thì vàng càng có vẻ kém hấp dẫn. Thị trường kỳ vọng biên bản chỉ xác nhận mong muốn thắt chặt của Fed.”
Vàng được coi là một biện pháp phòng ngừa lạm phát nhưng lãi suất tăng làm giảm sức hấp dẫn của vàng, vốn là tài sản không sinh lợi.
Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland Loretta Mester cho biết cho dù mức lãi suất có lớn như thế nào trong năm nay, ngân hàng trung ương vẫn chưa kiểm soát được lạm phát tăng cao và sẽ cần phải thúc đẩy chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo rằng áp lực từ lạm phát, cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng do xung đột và lãi suất cao hơn đang đẩy thế giới đến bờ vực suy thoái.
Trên thực tế, Standard Chartered cho biết, với việc mua sắm lễ hội, đặc biệt đây là mùa cưới ở Ấn Độ do đó, nhu cầu sẽ tiếp tục ổn định, nhưng dự kiến sẽ không mạnh như trong quý 4 năm 2021.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,1% xuống 19,17 USD/ounce, bạch kim tăng 0,8% lên 892,43 USD và palladium tăng 0,9% lên 2.160,36 USD.
Theo một hãng phân tích kim loại quý, mặc dù nền kinh tế Mỹ tiếp tục mất đà và nguy cơ suy thoái tiếp tục gia tăng, nhưng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ của mình, điều này có thể giữ giá vàng thấp hơn trong thời gian dài.
Mặc dù giá vàng đã cố gắng thoát khỏi mức thấp nhất trong hai năm gần đây, kim loại quý này vẫn bị mắc kẹt quanh mức 1.700 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 12 giao dịch lần cuối ở 1.686,10 USD/ounce, tăng 0,66% trong ngày.
Trong báo cáo kim loại quý mới nhất của mình, các nhà phân tích hàng hóa tại Heraeus Precious Metals đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng thị trường vàng có thể tiếp tục gặp khó khăn vào cuối năm khi lãi suất tăng hỗ trợ đồng USD.
Các nhà phân tích tại hãng giao dịch kim loại quý châu Âu Heraeus Precious Metals cho biết: “Fed càng tiếp tục lộ trình thắt chặt tích cực của mình lâu bao nhiêu thì đồng USD sẽ cản trở đà tăng của vàng lâu bấy nhiêu.”
Thực tế rằng thị trường tiếp tục thúc đẩy bất kỳ sự thay đổi tiềm năng nào trong chính sách tiền tệ của Mỹ, điều này đang gây áp lực lên vàng. Hiện tại, các thị trường không thấy bất dấu hiệu nào cho thấy Fed sẽ xoay trục chính sách của mình cho đến cuối năm 2023. Theo Công cụ FedWatch của CME, các thị trường đều dự đoán mức tăng 75 điểm cơ bản vào tháng tới.
Các nhà phân tích cho biết trong báo cáo: “Fed còn rất xa mới đạt được mục tiêu đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2%”. “Ngoài ra, cuộc khủng hoảng lạm phát hiện tại không thể được giải quyết bằng việc tăng lãi suất, có nghĩa là lạm phát từ phía cầu có thể cần phải được kiềm chế một cách kiên quyết hơn. Fed sẽ phải sẵn sàng chịu đựng sự thu hẹp đáng kể trong lĩnh vực sản xuất nếu muốn để giảm lạm phát xuống mức mục tiêu. Điều đó đã xảy ra vào đầu những năm 1980.”
Mặc dù hoạt động trong nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Heraeus lưu ý rằng thị trường lao động vẫn khá linh hoạt. Tuần trước, Cục Thống kê Lao động cho biết 263.000 việc làm đã được tạo ra trong tháng 9, vượt qua dự báo của các nhà kinh tế. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp trước đại dịch.
Các nhà phân tích cho biết: “Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 3,5%, mức thấp trong lịch sử. Điều này cho thấy thị trường việc làm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và ngân hàng trung ương vẫn sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm nữa.”
Heraeus cho rằng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang vẫn là yếu tố quan trọng đối với sự phục hồi cuối cùng của vàng.
Các nhà phân tích cho biết: “Một khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại buộc Fed phải xoay trục chính sách, đồng USD sẽ bắt đầu giảm giá, từ đó thúc đẩy giá vàng”. “Ngược lại nếu Fed càng giữ lập trường chính sách tiền tệ càng lâu bao nhiêu thì đồng USD mạnh sẽ làm giảm giá vàng càng lâu bấy nhiêu.”
Heraeus nói thêm rằng cùng với sự xoay trục cuối cùng của Fed, bất kỳ khoảng cách thu hẹp nào trong chính sách tiền tệ toàn cầu cũng sẽ hỗ trợ đồng USD. Trong khi đó, ngân hàng Trung ương châu Âu ECB có thể thắt chặt chính sách tiền tệ của mình sau khi Fed bắt đầu nới lỏng.
Heraeus cho biết: “Nếu Fed ngừng tăng lãi suất trước ECB, đồng euro có thể được kỳ vọng sẽ tăng giá so với đồng USD, và điều đó có nghĩa vàng định giá bằng đồng USD tăng và vượt trội so với vàng được định giá bằng đồng euro”.
Như Mai – Theo reuters.com
Nhận xét bị đóng