Trong phiên giao dịch thứ Hai (17/10), giá vàng tăng nhẹ sau khi giảm hơn 1% trong phiên cuối tuần trước nhờ đồng USD tạm dừng đà tăng đã xoa dịu áp lực lên vàng. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất của Mỹ đã hạn chế đà tăng của kim loại quý.
Vào lúc 11 giờ 05 phút giờ Việt Nam, vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.648,91 USD/ounce. Kim loại này đã ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 7.
Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,4% lên 1.655,30 USD.
Chỉ số USD index đi ngang, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn của Mỹ rời xa mức đỉnh 14 năm ghi nhận vào tuần trước.
Nhà phân tích Matt Simpson của City Index cho biết: “Vàng đã tự tăng nhẹ so với mức thấp hôm thứ Sáu. Tuy nhiên, người mua đang thiếu niềm tin, vì vậy đây chỉ là động thái tăng kỹ thuật của vàng.”
“Đồng USD và lợi suất sẽ là động lực chính cho vàng và nếu hai loại tài sản này tiếp tục tăng thì việc di chuyển và kiểm tra mức 1.600 USD có thể chỉ là vấn đề thời gian.”
Một cuộc khảo sát từ Đại học Michigan vào thứ Sáu tuần trước cho thấy tâm lý người tiêu dùng đã được cải thiện đáng kể trong tháng 10. Kỳ vọng lạm phát đã giảm đi một chút nhưng vẫn giữ nguyên mức tăng lãi suất 75 điểm cơ bản khác trong cuộc họp sắp tới..
Doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ đi ngang trong tháng 9.
Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis James Bullard cho biết hôm thứ Sáu rằng dữ liệu CPI mới nhất cảnh báo khả năng tiếp tục thông qua các đợt tăng lãi suất lớn hơn với 3/4 điểm phần trăm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lãi suất cần phải được nâng lên trên dự báo của ngân hàng trung ương.
Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý.
SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng lớn nhất thế giới, đã giảm 3,18 tấn vàng nắm giữ vào thứ Sáu, mức lớn nhất trong một ngày kể từ ngày 26 tháng 9.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,7% lên 18,39 USD/ounce, bạch kim cao hơn 0,3% ở 901,67 USD và palladium tăng 1,7% lên 2.022,60 USD.
Trong một diễn biến có liên quan, cũng nhờ đồng USD hạ nhiệt, giá dầu thô bắt đầu tăng lên trong phiên giao dịch ngày 17 tháng 10, tại thị trường châu Á. Giới đầu tư đang chờ đợi dữ liệu từ Trung Quốc để đánh giá nhu cầu tại nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này.
Vào lúc 07h19 giờ Việt Nam, dầu thô Brent giao sau tăng 85 xu, tương đương 0,9%, lên 92,48 USD/thùng, phục hồi từ mức giảm 6,4% vào tuần trước. Dầu thô WTI của Mỹ ở mức 86,34 USD/thùng, tăng 73 xu, tương đương 0,9%, sau khi giảm 7,6% trong tuần trước.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết dầu thô đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố, đặc biệt là những chính sách thích ứng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Đây là dấu hiệu cho thấy sự tích cực về triển vọng nhu cầu.
Bà nhận định: “Chỉ số USD tương lai giảm cũng tạo cơ hội phục hồi cho thị trường dầu mỏ. Đồng USD yếu hơn làm cho dầu có giá rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.”
Trung Quốc dự kiến sẽ công bố dữ liệu kinh tế và thương mại trong tuần này. Mặc dù tăng trưởng GDP quý 3 có thể phục hồi so với quý trước, nhưng chính sách phong tỏa COVID-19 nghiêm ngặt cũng khiến nền kinh tế số 2 thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nửa cuối thế kỉ qua.
Sắp tới, giá dầu dự kiến sẽ tiếp tục biến động sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng trước lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với dầu Nga. Đồng USD mạnh và lãi suất tiếp tục tăng lên cũng tác động tới giá dầu.
Như Mai – Theo reuters.com
Nhận xét bị đóng