https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Giá dầu khởi sắc khi Nga và châu Âu bất đồng về năng lượng

Giá dầu khởi sắc khi Nga và châu Âu bất đồng về năng lượng

Đăng bởi danhgiasancc | 08/09/2022

Giá dầu tăng thêm tới 1 USD/thùng trong thứ năm, sau khi giảm xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng trong phiên trước đó. Thị trường bị ảnh hưởng bởi sự bất đồng về năng lượng giữa châu Âu và Nga, trong khi giới đầu tư tập trung vào nguồn cung nhiên liệu thắt chặt.

acx - oil - 2298

Dầu thô Brent giao sau tăng 63 xu, tương đương 0,7%, lên 88,63 USD / thùng vào lúc 13 giờ 28 giờ Việt Nam, sau khi đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2 trong phiên trước đó. Dầu thô giao sau của Mỹ tăng 70 xu, tương đương 0,9% lên 82,64 USD / thùng.

Giới phân tích của Haitong Futures cho biết xu hướng giá dầu đang được định hình bởi “nhiều yếu tố bên ngoài” chẳng hạn như cuộc chiến năng lượng giữa các nước phương Tây và Nga.

Trong bối cảnh giá cả leo thang hiện nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ khả năng sẽ ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu, nếu áp đặt giới hạn giá.

Liên minh châu Âu đề xuất giới hạn giá khí đốt của Nga khiến một số quốc gia giàu nhất thế giới phải giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng.  Tập đoàn Gazprom của Nga đã ngăn dòng chảy từ đường ống Nord Stream 1, hạn chế một phần đáng kể nguồn cung cấp cho châu Âu.

Trước tình hình giá năng lượng tăng vọt, tân Thủ tướng Anh Liz Truss hôm thứ Năm sẽ hủy bỏ lệnh cấm khai thác dầu mỏ của nước này và sẽ tìm cách tận dụng nhiều hơn nguồn dự trữ ở Biển Bắc.

Chính phủ Anh dự kiến ​​sẽ công bố hàng chục giấy phép thăm dò dầu khí mới ở Biển Bắc trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước.

Trong khi đó, một số ngân hàng trung ương dự kiến ​​sẽ bắt đầu một đợt tăng lãi suất mới để chống lạm phát.

Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ sau khi nhóm họp vào cuối ngày thứ Năm. Tiếp đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng sẽ có một cuộc họp vào ngày 21 tháng 9.

Ngành nhà kính Hà Lan gặp khó

Trong bối cảnh khủng hoảng nhiên liệu chi phí tăng phi mã, các trang trại nhà kính tại Hà lan cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn.  Chẳng hạn như trường hợp ông Pieter Wijnen muốn tập trung vào trồng rau trong nhà kinh snhuwng giá khí đốt tăng lên khiến cho ớt chuông trở nên đắt đỏ, không có người mua.

Ông Pieter Wijnen chia sẻ, “Vào mùa đông, những nơi như nhà kính thế này, cần phải sưởi ấm.” Hiện, ông đang sở hữu nhà kính rộng 32 ha ở tỉnh Limburg, miền nam Hà Lan, cung cấp 11 triệu kg ớt chuông / năm. Phần lớn số sản phẩm này được xuất khẩu sang Đức.

Trong bối cảnh, giá cả, chi phí tăng cao lên, thì người nông dân buộc phải thay đổi kế hoạch của mình.

Bên cạnh đó, ông Wijnen đang tính tới biện pháp cắt giảm diện tích cần phải giữ ấm và trồng loại dưa chuột có kích thước to hơn nhưng, sản lượng ít hơn. Như vậy, ông sẽ bán lượng điện dư thừa mà ông tạo ra cho lưới điện để phòng ngừa chi phí.

Nông nghiệp trong nhà kính đã giúp Hà Lan trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhưng ngành công nghiệp trị giá 8 tỷ euro (7,9 tỷ USD) vốn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu giá rẻ, do đó, năng lượng khan hiếm thực sự là một thách thức lớn đối với ngành này. 

Với việc Nga hạn chế cung cấp khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây do căng thẳng tại Ukraine, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng gấp 20 lần so với mức của một năm trước.

Tập đoàn công nghiệp Glastuinbouw Nederland cho biết có tới 40% trong số 3.000 thành viên của họ đang gặp khó khăn về tài chính. Điều đó có thể có nghĩa là trái cây, rau và hoa trái mùa trong các siêu thị ở châu Âu sẽ ít hơn và sản xuất chuyển sang các nước ấm hơn như Tây Ban Nha, Maroc và Kenya.

Gần đây, hệ thống nông trại nhà kính của Hà Lan đã sử dụng khoảng 3 tỷ mét khối khí mỗi năm, tương đương khoảng 8% tổng lượng khí đốt trên toàn quốc. Nông dân Hà Lan cho rằng, con số này giảm xuống khi có các nguồn năng lượng tái tạo thay thế. Tuy nhiên, quy mô của sự sụt giảm trong năm nay cũng giống như những trở ngại trước đó, buộc họ phải thích ứng.

Theo Thống kê Hà Lan, việc sử dụng khí đốt của ngành này đã giảm 23% trong năm tính đến tháng Sáu.

Chuyên gia Michel van Schie của Royal HollandFlora cho biết, “Một số lượng lớn người trồng nhà kính đang chọn giải pháp đóng cửa khu vực kinh doanh vì không thấy có bất kỳ chuyển biến nào trong ngắn hạn.”  

Ngành công nghiệp nhà kính của Hà Lan phải gắn bó sâu sắc với khí tự nhiên từ mỏ khí Groningen, mỏ lớn nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ cho đến khi sản lượng bị thu hẹp vào những năm 2010 do các trận động đất tại đây.

Một số khu nhà kính lớn hơn như Wijnen có các máy phát, đốt khí đốt tại chỗ để tạo ra nhiệt, điện – một hệ thống hiệu quả với công suất 2,4 gigawatt được phân phối trên toàn quốc, chiếm khoảng 14% tổng số nhiên liệu của Hà Lan.

Nhiều khu vườn nhà kính cần nhiệt nhiều hơn điện, và có thể bán lượng điện dư thừa vào mùa cao điểm về nhu cầu.

Một số nhà kính đã đầu tư vào sinh khối để làm ấm, mặc dù gỗ đang trở nên đắt hơn hoặc không có sẵn. Một số ít có hệ thống sưởi bằng địa nhiệt. Tất cả đều tận dụng năng lượng mặt trời để làm ấm và phát triển thực vật – nguyên nhân là hiệu ứng nhà kính.

Tạm biệt đà tăng 3% phiên đầu tuần, giá dầu quay đầu giảm giá

Nhà phân tích Cindy van Rijswick của Rabobank cho biết: “Mỗi người trồng trong trang trại nhà kính đều là độc nhất, điều này khiến rất khó để đưa ra kết luận về cuộc khủng hoảng nhiên liệu này.”

Khi khu vườn sản xuất Groningen ngừng hoạt động, Wijnen đã đầu tư 30 triệu euro vào một dự án địa nhiệt và các nhà máy sinh khối. Nhưng trớ trêu thay, các cơ sở đồng sản xuất khí đốt của ông hiện lại đang là cứu cánh.

Ông chia sẻ, “Tôi không cần tất cả lượng điện này nhưng thị trường đang có nhu cầu điện với giá cao, vậy nên chúng tôi sản xuất điện, bán lại cho lưới điện. Đôi khi, nhiệt với tôi sẽ rẻ hơn điện.”

Tuy nhiên, chuyên gia Van Rijswick của Rabobank cho biết cuộc khủng hoảng hiện tại có khả năng định hình lại ngành công nghiệp nhiệt điện, với xu hướng hướng tới phát triển sản xuất nội địa. Điều này có thể giúp lĩnh vực nhà kính đảo ngược tình thế khó khăn hiện nay.

Giới phân tích nhận định, điều này cũng tương tự như cách quay ngược lịch sử một lần nữa với Tây Ban Nha sản xuất vào mùa đông và các nước Bắc Âu tự sản xuất rau vào mùa hè.

Hoa Nguyễn

TAGS:

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: