https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Giá dầu kéo dài đà tăng trong bối cảnh USD yếu đi

Giá dầu kéo dài đà tăng trong bối cảnh USD yếu đi

Đăng bởi danhgiasancc | 18/10/2022

Trong phiên giao dịch ngày 18 tháng 10, giá dầu đi lên trong bối cảnh đồng USD yếu đi. Bên cạnh đó, thị trường vẫn lo ngại về nguồn cung khan hiếm. Đà tăng của vàng đen bị giới hạn bởi nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc yếu đi khi duy trì chính sách zero Covid.

acx - oil - 221018

Dầu thô Brent giao sau tăng 82 xu, tương đương 0,9%, lên 92,44 USD / thùng vào lúc 13h43 giờ Việt Nam. Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 86 xu, tương đương 1,0% lên 86,32 USD / thùng.

Chỉ số đô la Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 6 tháng 10. Đồng đô la yếu hơn khiến giá dầu rẻ hơn đối với những khách hàng đang nắm giữ các loại tiền tệ khác, thúc đẩy nhu cầu mua dầu.

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, sau khi cắt giảm sản lượng mạnh theo thỏa thuận của OPEC+ vào đầu tháng này, các nhà đầu tư đã tăng vị thế mua trong tương lai.

Thị trường cũng kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để giúp nền kinh tế của họ, vốn đang gặp khó khăn do đại dịch cũng sẽ tạo đà cho giá dầu. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đảo nợ các khoản vay chính sách trung hạn đáo hạn vào thứ Hai và giữ nguyên lãi suất cơ bản trong tháng thứ hai.

Tuy nhiên, triển vọng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc bị đè nặng sau khi nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới trì hoãn việc công bố các chỉ số kinh tế, ban đầu dự kiến ​​công bố vào thứ Ba.

Ông Teng nhận định việc Trung Quốc kéo dài chính sách Zero COVID đã tiếp tục làm gia tăng những bất ổn về tăng trưởng kinh tế.

Về nguồn cung, dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng tuần thứ hai liên tiếp và ước tính sẽ tăng 1,6 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 14/10.

Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết sản lượng tại lưu vực Permian của Texas và New Mexico, lưu vực chứa dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ, dự báo sẽ tăng khoảng 50.000 thùng / ngày (bpd) lên mức kỷ lục 5,453 triệu thùng / ngày trong tháng này.

Cũng trong ngà 18 tháng 10 Croatia và Lithuania muốn có giới hạn khí đốt bán buôn, Slovenia chỉ ủng hộ mức trần đối với khí đốt hóa lỏng, trong khi Phần Lan và Slovakia không đồng ý về trợ cấp trực tiếp.

Thay vào đó, Đức – nền kinh tế lớn nhất khối và là đối thủ chính của việc giới hạn giá khí đốt thì ủng hộ giải pháp mua chung, tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy nguồn cung.

Các quan chức bày tỏ quan điểm về việc hội đàm giữa các bộ trưởng các vấn đề EU tại Luxembourg để chuẩn bị cơ sở cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới, mục tiêu chính là đối phó khủng hoảng năng lượng.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất một loạt các biện pháp khác để kiềm chế giá năng lượng cao. Tuy nhiên, không bao gồm giới hạn giá xăng ngay lập tức, vốn đã chia rẽ khối này.

Các bộ trưởng Croat và Litva ủng hộ giới hạn giá khí đốt bán buôn, trong đó Croatia cũng nhấn mạnh nhu cầu mua khí đốt chung giữa 27 quốc gia thành viên EU. Tuy nhiên, Slovenia chỉ áp dụng mức trần giá đối với khí đốt hóa lỏng.

Có ý kiến khác cho rằng, các nước cần cải cách thị trường dài hạn hơn để giảm giá điện sản xuất từ ​​khí đốt được tạo ra từ các nguồn tài nguyên khác nhau, cũng như yêu cầu EU trợ cấp trực tiếp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Cụ thể, chuyên gia Andrej Stancik cho biết “Chúng tôi cần các giải pháp rất nhanh và hiệu quả để trợ giá cho người dân và công ty, kể cả từ các quỹ liên kết chưa sử dụng.”

Tytti Tuppurainen, Bộ trưởng các vấn đề EU của Phần Lan – quốc gia thường hoài nghi về các can thiệp thị trường – cho biết Helsinki hiện đã sẵn sàng cho mức trần giá khí đốt “tạm thời”. Tuy nhiên, bà không ủng hộ việc  trợ cấp người tiêu dùng.

Bà nói: “Thay vì trợ cấp cho các hộ gia đình riêng lẻ, chúng ta nên tăng cường đầu tư vào năng lượng xanh và điều đó cũng sẽ hạn chế sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung cấp năng lượng như Nga.”

Bộ trưởng phụ trách các vấn đề EU của Đức Anna Luehrmann nhấn mạnh nhu cầu mua khí đốt chung, cũng như cắt giảm tiêu thụ và đa dạng hóa cơ cấu nguồn cung bằng cách bổ sung thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo và các nhà cung cấp khác nhau.

Luehrmann nói: “Điều quan trọng là các biện pháp áp dụng cho từng quốc gia và châu Âu phải hoạt động song song với nhau”.

Theo thống kê mới nhất trong tuần trước, xuất khẩu dầu của Nga giảm gần 4% trong tháng 9 do doanh số bán hàng sang châu Âu giảm mạnh trước các lệnh trừng phạt của EU trong tháng 12 này.

Cơ quan giám sát năng lượng cho biết xuất khẩu dầu của Nga đã giảm 230.000 thùng / ngày trong tháng 9 xuống 7,5 triệu thùng / ngày.

Xuất khẩu dầu thô giảm 260.000 thùng / ngày xuống 4,8 triệu thùng / ngày so với mức đỉnh gần đây là 5,5 triệu thùng / ngày vào tháng 4. Xuất khẩu các sản phẩm như dầu diesel và xăng tăng 30.000 thùng / ngày.

Hoa Nguyễn – Theo reuters.com

TAGS:

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: