Nội dung bài viết
Tính trung bình tuần, giá dầu thô ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh mẽ. Trong phiên giao dịch ngày 9 tháng 9, giá dầu tăng lên trong phiên cuối tuần, sau khi giới đầu tư cân nhắc trước việc Nga có khả năng ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt tới một số khách hàng.
Dầu thô Brent giao sau tăng 22 xu, tương đương 0,3% lên 89,37 USD / thùng vào lúc 13 giờ 35 giờ Việt Nam. Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ tăng 10 xu, tương đương 0,1%, lên 83,64 USD.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết: “Tôi nghĩ việc bán tháo giá dầu có thể tạm dừng ngay bây giờ do phần lớn tâm lý phục hồi rủi ro. Về cơ bản, chỉ số SPR của Mỹ giảm mạnh cho thấy nguồn cung khan hiếm vẫn là vấn đề chủ yếu trên thị trường dầu thực tế, mặc dù lo ngại suy thoái có thể tiếp tục đè nặng.”
Cả hai giá dầu tiêu chuẩn đều hướng tới mức giảm hàng tuần là 4%, trong đó tuần này có thời điểm dầu chạm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Giêng.
Sự suy giảm một phần do sự thắt chặt nguồn cung cơ bản trong bối cảnh Nga có khả năng sẽ cắt giảm nguồn cung tới các quốc gia nào ủng hộ giới hạn giá dầu thô.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm thứ Năm cho biết họ dự kiến sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng 540.000 thùng / ngày lên 11,79 triệu thùng / ngày vào năm 2022, giảm so với dự báo trước đó là tăng 610.000 thùng / ngày.
Trước tình hình giá năng lượng tăng vọt, tân Thủ tướng Anh Liz Truss hôm thứ Năm sẽ hủy bỏ lệnh cấm khai thác dầu mỏ của nước này và sẽ tìm cách tận dụng nhiều hơn nguồn dự trữ ở Biển Bắc.
Chính phủ Anh dự kiến sẽ công bố hàng chục giấy phép thăm dò dầu khí mới ở Biển Bắc trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước.
Trong khi đó, một số ngân hàng trung ương dự kiến sẽ bắt đầu một đợt tăng lãi suất mới để chống lạm phát.
Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ sau khi nhóm họp vào cuối ngày thứ Năm. Tiếp đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng sẽ có một cuộc họp vào ngày 21 tháng 9.
Trong ngày 28 tháng 8, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết các cơ sở lưu trữ khí đốt của Đức đã được bổ sung và lấp đầy nhanh hơn kế hoạch và hy vọng rằng, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể tránh được tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng trong mùa đông này.
Tạp chí Der Spiegel dẫn lời Bộ trưởng Habeck cho biết: “Các hồ chứa đang đầy nhanh hơn so với quy định, đồng thời cho biết mục tiêu của chính phủ là tháng 9 này có thể đạt 85% dung lượng lưu trữ theo kế hoạch vào đầu tháng 9.
Đức đang ở giai đoạn hai của kế hoạch khẩn cấp “ba giai đoạn” để có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga, vốn là nhà cung cấp chính của nước này.
Năm nay, Đức chỉ nhập khẩu 9,5% lượng khí đốt tiêu thụ trong tháng 8 từ Nga. Trong khi đó, con số này vào năm ngoái là khoảng 55% tổng lượng tiêu thụ của cả nước.
Chính phủ đã đặt mục tiêu mức dự trữ khí đốt là 75% vào ngày 1 tháng 9 nhưng hiện mức này đã tăng lên mức 82,2%.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck chia sẻ “Các công ty sau này có thể rút khí đốt từ các cơ sở lưu trữ để cung cấp cho ngành công nghiệp và các hộ gia đình trong mùa đông sắp tới.”
Nguồn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng dự kiến sẽ cung cấp sang Đức, qua Pháp sau khi hai nước giải quyết các vấn đề về tổ chức và kỹ thuật để nới lỏng nguồn cung.
Không chỉ châu Âu mà nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia khác cũng đang đầu tư cho lĩnh vực năng lương. Công ty Santos Ltd của Australia (STO.AX) hôm thứ Hai cho biết họ sẽ chi thêm 311 triệu USD để xây dựng một đường ống mới, vận chuyển khí đốt từ mỏ Barossa ngoài khơi đến nhà máy Darwin LNG ở phía Bắc.
Mục tiêu sản xuất khí đốt đầu tiên tại nhà máy Darwin LNG là sử dụng khí Barossa trong nửa đầu năm 2025. Khí đốt từ Barossa sẽ thay thế khí đốt từ mỏ Bayu-Undan, dự kiến sẽ ngừng sản xuất vào cuối năm nay.
Hoa Nguyễn – Theo reuters.com
Nhận xét bị đóng