https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Vàng đen đi lên trong bối cảnh châu Âu tăng cường tiết kiệm

Vàng đen đi lên trong bối cảnh châu Âu tăng cường tiết kiệm

Đăng bởi danhgiasancc | 06/12/2022

Trong phiên giao dịch ngày 6 tháng 12, giá dầu tăng cao sau khi mức trần giá của G7 đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga có hiệu lực. Bên cạnh đó, châu Âu cũng cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển.

acx - oil - 22126

Cụ thể, dầu thô Brent kỳ hạn đã tăng 66 xu lên 83,34 USD/thùng vào lúc 08h08 giờ Việt Nam.  Dầu thô WTI tăng 70 xu lên 77,63 USD/thùng.

Hợp đồng tương lai đã giảm hơn 3% trong phiên trước đó, sau khi dữ liệu về ngành dịch vụ của Mỹ làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể tiếp tục thắt chặt chính sách.

Giới hạn giá của G7 được đưa ra khi phương Tây cố gắng hạn chế khả năng Nga tài trợ cho căng thẳng tại Ukraine. Tuy nhiên, Nga cho biết họ sẽ không tuân thủ biện pháp này ngay cả khi phải cắt giảm sản lượng.

Mức giá trần từ các quốc gia G7, Liên minh châu Âu và Australia, vượt lên trên lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển và các cam kết tương tự của Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.

Trong khi đó, OPEC+ đã đồng ý sẽ tuân theo kế hoạch tháng 10 để cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) bắt đầu vào tháng 11.

Tuần trước, Nhóm G7 và Australia đã đồng ý về mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga.

Tại Trung Quốc, nhiều thành phố đã nới lỏng các biện pháp hạn chế COVID vào cuối tuần qua, thúc đẩy sự lạc quan về nhu cầu gia tăng tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Hoạt động kinh doanh và sản xuất tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã bị ảnh hưởng trong năm nay do các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt.  

Hà Lan tăng cường dự trữ năng lượng

Mới đây, chính phủ Hà Lan đã tăng mục tiêu lấp đầy cơ sở lưu trữ khí đốt Bergermeer lên 90% vào ngày 1 tháng 11. Trước đó, con số này chỉ là 68%.

Chính phủ cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ trợ cấp cho việc lấp đầy cơ sở, hiện đã đầy 58%, với 200 triệu euro (201 triệu USD) còn lại từ khoản trợ cấp trước đó và khoản trợ cấp 10 triệu euro bổ sung.

Theo dữ liệu của chính phủ, các cơ sở lưu trữ khí đốt của Hà Lan hiện đã đầy khoảng 71%. Hoạt động này được tăng cường trong những tuần gần đây cho dù lưu lượng khí đốt từ Nga đến châu Âu giảm.

Giới chức Hà Lan cho biết, “Với quyết định này của Nội các, các kho sẽ được lấp đầy một cách an toàn để dễ dàng vượt qua mục tiêu 80% của châu Âu”. EU cũng khuyến khích các quốc gia thành viên khác tiếp tục dự trữ nhiên liệu.

Theo hợp đồng, Tập đoàn Gazprom của Nga (GAZP.MM) có quyền sử dụng 40% không gian tại Bergermeer, một trong những địa điểm lưu trữ thương mại lớn nhất châu Âu, nhưng họ đã không sử dụng cơ sở này kể từ năm 2020. Chính phủ Hà Lan cho biết họ dự định sẽ lấp đầy cổ phần của Gazprom theo một điều khoản “sử dụng hoặc để mất”.

Các nhà phân tích cho biết thị trường rất kỳ vọng vào quyết định của OPEC+ khi các nhà sản xuất lớn chờ xem tác động của lệnh cấm nhập khẩu của EU và mức trần giá 60 USD/thùng của Nhóm G7 đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga. Ngay sau đó, Nga cũng đã tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng với những quốc gia áp đặt các biện pháp trần đó.

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết: “Quyết định này phản ánh sự bất định và tính khó đoán của cung và cầu trong những tháng tới.”

Phó chủ tịch Wood Mackenzie Ann-Louise Hittle cho biết Liên minh châu Âu sẽ cần thay thế dầu thô của Nga bằng dầu từ Trung Đông, Tây Phi và Mỹ. .

Ông Hittle cho biết: “Giá hiện đang bị đè nặng bởi kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu chậm chạp, bất chấp lệnh cấm nhập khẩu dầu của EU đối với dầu thô của Nga và mức trần của G7. Việc điều chỉnh lệnh cấm và mức trần của EU có khả năng hỗ trợ giá tạm thời”.

Một yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến nhu cầu là chính sách Zero COVID của Trung Quốc, nhưng điều đó dường như đang được nới lỏng ngay sau khi các cuộc biểu tình diễn ra ở một số thành phố, bao gồm cả Bắc Kinh và Thượng Hải, nới lỏng các hạn chế ở các mức độ khác nhau.

Trong khi đó, British Gas của Anh cũng đã đưa ra một kế hoạch tiết kiệm năng lượng cho mùa đông này. Công ty sẽ trả cho khách hàng cho mỗi đơn vị điện mà họ tiết kiệm được so với mức sử dụng thông thường.

Sự gián đoạn năng lượng và thị trường biến động trái chiều liên quan đến căng thẳng giữa Nga vào Ukraine trong năm nay đã dẫn đến giá cả tăng vọt, gây căng thẳng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình trên khắp châu Âu.

Khủng hoảng cũng làm dấy lên mối lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trên khắp châu Âu, dẫn đến các mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

Hoa Nguyễn – Theo reuters.com

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: