Trong phiên giao dịch ngày 21 tháng 9, dầu lại quay đầu giảm, khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất mạnh mẽ khác từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Giới đầu tư lo ngại lần tăng lãi suất này có thể dẫn đến suy thoái và giảm nhu cầu.
Giá dầu Brent giao sau giảm 26 xu, tương đương 0,3% xuống 90,36 USD / thùng vào lúc 07h40 giờ Việt Nam, sau khi giảm 1,38 USD vào ngày hôm trước.
Dầu thô WTI của Mỹ ở mức 83,74 USD / thùng, giảm 20 xu, tương đương 0,2%. Hợp đồng giao tháng 10 đã hết hạn, giảm 1,28 USD.
Toshitaka Tazawa, nhà phân tích tại Fujitomi Securities Co Ltd., cho biết: “Tâm lý thị trường vẫn giảm do lo ngại rằng chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu sẽ làm tăng khả năng suy thoái và giảm nhu cầu nhiên liệu. Vì giá dầu đang giảm trước những đồn đoán liên quan đến việc tăng lãi suất, sau đó có thể tăng trở lại trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, về dài hạn vẫn giảm do nhu cầu suy yếu.”
Nhiều khả năng, Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Những kỳ vọng đó đang đè nặng lên cổ phiếu, vốn thường biến động song song với giá dầu.
Các ngân hàng trung ương khác, trong đó có cả Ngân hàng Trung ương Anh, cũng họp trong tuần này.
Trong khi đó, các kho dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ đã tăng khoảng 1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 16 tháng 9. Tồn kho xăng tăng khoảng 3,2 triệu thùng, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất tăng khoảng 1,5 triệu thùng.
Về nguồn cung, OPEC + hiện đang giảm kỷ lục 3,58 triệu thùng / ngày so với mục tiêu, tương đương khoảng 3,5% nhu cầu toàn cầu. Sự thiếu hụt cho thấy nguồn cung trên thị trường bị thắt chặt tiềm ẩn, ngay cả khi lo ngại suy thoái kinh tế sẽ kéo giá xuống thấp hơn.
Người đứng đầu tập đoàn dầu mỏ nhà nước Aramco của Ả Rập Xê Út cho biết kế hoạch của châu Âu nhằm hạ nhiệt hoá đơn năng lượng cho người tiêu dùng và đánh thuế các công ty năng lượng không phải là giải pháp lâu dài hoặc hữu ích cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, phần lớn được thúc đẩy bởi đầu tư quá mức vào hydrocacbon.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay tại châu Âu đã thay đổi tất cả.
Giá than nhiệt, được sử dụng để sản xuất điện, đã tăng vọt lên mức kỷ lục do hậu quả của khủng hoảng, khiến nhiều nước châu Âu mất khả năng tiếp cận nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên và than quan trọng từ nhà cung cấp hàng đầu là Nga.
Người mua ở châu Âu và hơn thế nữa đang cạnh tranh để mua than từ các mỏ xa xôi như Tanzania, Botswana và thậm chí có khả năng là Madagascar. Nhu cầu than đang trỗi dậy, do các chính phủ đang cố gắng cắt giảm năng lượng của Nga trong khi vẫn giữ giá điện, tuy nhiên, đây lại là nguồn năng lượng đi ngược lại với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngày 20 tháng 9, Đức gần như quốc hữu hóa nhà nhập khẩu khí đốt Uniper (UN01.DE) sau cuộc khủng hoảng năng lượng khiến chính phủ của nền kinh tế hàng đầu châu Âu không còn nhiều lựa chọn khác để duy trì ngành công nghiệp của mình.
Đức chuẩn bị mua 78% cổ phần của Fortum (FORTUM.HE) trong Uniper và rót thêm 8 tỷ euro (8 tỷ USD) vào tập đoàn năng lượng dự kiến đổi lại hơn 90% cổ phần.
Uniper, nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức, đã đổ hết lượng tiền mặt dự trữ để tìm nguồn cung cấp khí đốt trên thị trường sau khi Nga cắt giảm hàng hoá sang Đức.
Uniper cho biết hiện vẫn đang triển khai cuộc thảo luận cuối cùng với chính phủ và Fortum để sửa đổi gói cứu trợ tháng 7 đã được chứng minh là không đủ do giá khí đốt tăng cao.
Uniper chia sẻ, “Do đó, có thể dự đoán rằng Chính phủ Liên bang sẽ có được một phần lớn cổ phần trong Uniper.”
Việc rót vốn từ chính phủ Đức sẽ nâng tổng gói cứu trợ được sử dụng để ổn định Uniper lên ít nhất 29 tỷ euro.
Công ty đồng cấp nhỏ hơn của Uniper là VNG (VNG.UL), cũng là một nhà nhập khẩu khí đốt của Nga, cũng đã phải yêu cầu viện trợ của nhà nước để có thể tồn tại trong bối cảnh khó khăn.
Fortum cho biết, thỏa thuận Uniper sẽ bao gồm việc hoàn lại khoản tài chính mà Fortum đã cấp cho Uniper, ước tính khoảng 8 tỷ euro.
Đối với tập đoàn Phần Lan, thỏa thuận này sẽ chấm dứt một khoản đầu tư xấu vào Uniper bắt đầu từ năm 2017.
Bộ trưởng Phần Lan phụ trách các công ty nhà nước Tytti Tuppurainen cho biết còn quá sớm để bình luận về các chi tiết của thỏa thuận trước khi nó được hoàn tất.
Hoa Nguyễn – Theo reuters.com
Nhận xét bị đóng