https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Thị trường giá dầu hạ nhiệt khi Iran có khả năng tăng nguồn cung

Thị trường giá dầu hạ nhiệt khi Iran có khả năng tăng nguồn cung

Đăng bởi danhgiasancc | 09/08/2022

Trong phiên giao dịch ngày 9 tháng 8, thị trường giá dầu hạ nhiệt khi Iran có khả năng tăng nguồn cung sau những tiến triển mới nhất nhằm hồi sinh hiệp định hạt nhân Iran năm 2015. Những vòng đàm phán này sẽ mở ra cơ hội mới để Iran có thể xuất khẩu dầu thô vào một thị trường đang eo hẹp.

acx - oil - 2289

Dầu thô Brent giao sau giảm 14 xu, tương đương 0,1%, xuống 96,51 USD/thùng vào lúc 11h04 giờ Việt Nam, vẫn tăng 1,8% so với phiên trước.

Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ giảm 16 xu, tương đương 0,2% xuống 90,60 USD/thùng, sau khi tăng 2% trong phiên trước.

Các nhà phân tích của ANZ Research nhận định: “Bóng ma của thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Iran tiếp tục bao trùm thị trường.”

Liên minh châu Âu vào cuối ngày thứ Hai đã đưa ra một văn bản “cuối cùng” để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và đang chờ sự chấp thuận từ Washington và Tehran. Một quan chức cấp cao của EU cho biết dự kiến ​​sẽ có quyết định cuối cùng về đề xuất này trong vòng “ít tuần tới”.

Nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết: “Mặc dù các chi tiết xung quanh thời điểm nối lại xuất khẩu dầu của Iran vẫn chưa chắc chắn ngay cả khi hiệp định được khôi phục, nhưng chắc chắn Iran có khả năng tăng xuất khẩu tương đối nhanh”.

Ông cho biết thêm Iran có thể thúc đẩy xuất khẩu dầu của mình thêm 1 triệu – 1,5 triệu thùng mỗi ngày, hoặc lên tới 1,5% nguồn cung toàn cầu, trong sáu tháng.

Trước bối cảnh này, ngân hàng Goldman Sachs nhận định rằng trường hợp giá dầu tăng cao sẽ còn tiếp tục kéo dài hơn nữa vì tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn cao trong những tháng gần đây, bất chấp sự thoái lui do các mối lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Thị trường sẽ vẫn thâm hụt không bền vững theo giá hiện hành và việc cân bằng cung cầu cần phải xóa nhòa khoảng cách nguồn cung và tiêu thụ khi suy thoái kinh tế giảm bớt.

Chính áp lực suy thoái đã đè nặng giá dầu, khiến thị trường dao động gần mức thấp nhất trong nhiều tháng.

Goldman cho biết sự khác biệt giữa giá dầu Brent tiêu chuẩn, trung bình 110 USD/thùng vào tháng 6 và tháng 7, và giá nhiên liệu bán lẻ toàn cầu tương đương là 160 USD/thùng, mức này không đủ để kích hoạt nhu cầu tiêu thụ nhằm chấm dứt thâm hụt nguồn cung.

“Sự giảm giá chưa từng có của giá dầu Brent, thậm chí còn rộng hơn chúng tôi dự kiến, một phần là do cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng tồi tệ của Nga, làm tăng chi phí chuyển hóa dầu thô (Brent) thành hàng hóa bán lẻ. Do đó, chi phí, giá cước vận chuyển, đồng USD tăng cùng với việc tận dụng các hoạt động lọc dầu toàn cầu là những yếu tố tác động giá dầu.”

Ngân hàng Goldman dự báo giá xăng và dầu diesel bán lẻ của Mỹ sẽ phục hồi lần lượt lên 4,35 USD và 5,50 USD/gallon vào quý 4 và trung bình 4,40 USD và 5,25 USD vào năm 2023.

Nhập khẩu của Trung Quốc yếu khiến giá dầu vẫn neo gần mức đáy trong nhiều tháng

Goldman cho biết: “Chúng tôi dự báo rằng giá nhiên liệu bán lẻ của Mỹ sẽ tăng vào cuối năm sau đó giảm từ quý 2 năm 2023 trở đi khi tỷ suất lợi nhuận tiếp thị và lọc dầu bắt đầu trở về bình thường.”

Dữ liệu thống kê cho thấy, giá xăng bán lẻ trung bình của Mỹ đạt mức cao nhất là 5,02 USD/gallon vào giữa tháng 6.

Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu có thể không bị sụt giảm nhiều như lo ngại. Thậm chí nhu cầu còn đang ở mức dưới của thị trường hiện tại sau khi dữ liệu trao đổi thương mại của Trung Quốc mạnh hơn và số việc làm tại Mỹ tăng cao đáng kinh ngạc.  

Giới đầu tư sẽ theo dõi dữ liệu tồn kho dầu hàng tuần của Mỹ, trước tiên là từ Viện Dầu mỏ Mỹ vào thứ Ba và sau đó là Cơ quan Thông tin Năng lượng vào thứ Tư.

Một số chuyên gia dự đoán kho dự trữ dầu thô giảm khoảng 400.000 thùng và dự trữ xăng cũng giảm khoảng 400.000 thùng trong tuần tính đến ngày 5/8, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và nhiên liệu máy bay, không thay đổi.

Ngân hàng ANZ đã điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu cho năm 2022 và 2023 lần lượt là 300.000 thùng/ngày và 500.000 thùng/ngày, điều này cho thấy nhu cầu đang yếu đi và Trung Quốc chưa thể phục hồi khả năng tiêu thụ.  

Nhu cầu dầu cho năm 2022 hiện ước tính tăng 1,8 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức 99,7 triệu thùng/ngày.

Xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga tiếp tục tăng bất chấp lệnh cấm vận sắp xảy ra từ EU trong ngày 5 tháng 12.

Nga đáp trả các đòn trừng phạt

Trong tuần trước, Nga đã ra lệnh cấm các nhà đầu tư từ những quốc gia “không thân thiện” bán cổ phần trong các dự án năng lượng quan trọng và các ngân hàng cho đến cuối năm nay. Đây là động thái để gia tăng áp lực  đối với các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Các nước phương Tây và các đồng minh, bao gồm cả Nhật Bản, đã đặt ra nhiều hạn chế tài chính đối với Nga sau khi Nga tấn công vào Ukraine. Moscow đã trả đũa bằng những trở ngại đối với các doanh nghiệp phương Tây và khiến đồng minh của họ rời khỏi Nga, một số trường hợp bị thất thoát tài sản.

Sắc lệnh, do Tổng thống Vladimir Putin ký và công bố hôm thứ Sáu tuần trước, ngay lập tức cấm các nhà đầu tư từ các quốc gia “ủng hộ lệnh trừng phạt đối với Nga” bán tài sản của họ trong các thỏa thuận chia sẻ sản xuất (PSA), các ngân hàng, thực thể chiến lược, các công ty sản xuất thiết bị năng lượng, cũng như hàng loạt các dự án, từ sản xuất dầu khí đến than và niken.

Theo đó, tổng thống Putin cũng có thể ban hành một sự miễn trừ đặc biệt, đồng thời chính phủ và ngân hàng trung ương nên chuẩn bị một danh sách các ngân hàng có liên quan để Điện Kremlin phê duyệt.

Lệnh cấm gần như đề cập đến hầu hết các dự án tài chính và năng lượng lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn cổ phần, bao gồm cả dự án dầu khí Sakhalin-1.

Hoa Nguyễn – Theo reuters.com

TAGS:

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: