https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Quyết định của OPEC+ đẩy vàng đen nhích lên

Quyết định của OPEC+ đẩy vàng đen nhích lên

Đăng bởi danhgiasancc | 06/10/2022

Trong ngày 6 tháng 10, giá dầu tăng lên trong đầu phiên giao dịch tại châu Á sau khi OPEC+ đồng ý thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu hơn nữa với thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày.

acx - oil - 22610

Động thái cắt giảm sản lượng này trong bối cảnh nguồn cung thị trường vốn đã eo hẹp.

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 46 xu, tương đương 0,5%, lên 93,83 USD / thùng vào lúc 07h27 giờ Việt Nam, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 45, tương đương 0,5%, lên 88,21 USD / thùng.

Saudi Arabia cho biết việc cắt giảm – tương đương khoảng 2% nguồn cung trên toàn thế giới – là do lãi suất tăng ở phương Tây và nền kinh tế toàn cầu suy yếu.

Thông báo sáng nay từ Vienna được xem như một bất ngờ không mong muốn đối với Washington, khi Nhà Trắng đang nỗ lực tăng nguồn cung dầu để giảm giá dầu trong nước.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ trích thỏa thuận này là “thiển cận”.

Việc cắt giảm hạn ngạch sản xuất dường như là đòn giáng mạnh khi nền kinh tế toàn cầu đang đối phó với tác động tiêu cực từ căng thẳng tại Ukraine.

Biến động dầu WTI khung 1 giờ

Nhà Trắng cho biết họ sẽ tham khảo ý kiến ​​Quốc hội về các cách giảm bớt nguồn cung để tránh sự ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng giá năng lượng hiện nay. Bối cảnh này có thể khiến nhiều thành viên của tổ chức vướng vào các vụ kiện chống độc quyền.

Lượng dầu dự trữ của Mỹ tung ra vào tuần trước cũng hỗ trợ giá dầu. Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết tồn kho dầu thô giảm 1,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 30/9 xuống 429,2 triệu thùng.

Biến động dầu WTI khung 1 ngày

Giá WTI đã tăng cao hơn sau quyết định của OPEC và đà tăng mạnh trong tuần trước. Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu đã khiến giao dịch WTI xuống mức thấp nhất hàng năm dưới 76,50 USD trước khi bắt đầu đợt tăng gần đây. Đà di chuyển mạnh khỏi các mức thấp này hiện cho thấy WTI đang thách thức ngưỡng kháng cự của đường xu hướng đã hạn chế tiềm năng tăng giá trong 3 tháng qua. Đường trung bình động 50 ngày cũng có thể được tìm thấy ở đây ở mức 88 USD. Việc phá vỡ những trở ngại quan trọng này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng, vì sắp tới chi phí năng lượng còn cao hơn. Cũng giống như các ngân hàng trung ương đang tìm cách đối phó với lạm phát, thị trường đang ghi nhận sự gia tăng khác trong thành phần năng lượng trong các tính toán CPI toàn cầu.

Trong khi đó, thị trường vốn đang chịu sức ép từ các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với dầu của Nga vào tháng 12, triển vọng nhu cầu vẫn bị lu mờ trước lo ngại suy thoái toàn cầu.  

Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết: “Đồng đô la Mỹ, những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và các lệnh trừng phạt của EU trong tháng 12, tất cả đều gây sức ép lên giá dầu trong ngắn hạn”.

Nhập khẩu dầu thô Kazakhstan của Mỹ đã giảm bớt khoảng 2/3 kể từ tháng Hai. Kết quả này cho thấy, sự sụt giảm một phần là do sự cố ngừng hoạt động của các đường ống dẫn dầu và các trạm khí đốt, cũng như lo lắng về nguồn cung từ cảng của Nga.

Bên cạnh đó, đây cũng là hệ lụy từ thay đổi của dòng chảy dầu kể từ sau căng thẳng tại Ukraine. Khách hàng tại Mỹ đã nhập khẩu khoảng 4,3 triệu thùng CPC Blend của Kazakhstan, giảm so với mức 13,2 triệu thùng cùng kỳ năm trước. Các nhà lọc dầu tăng mua dầu thô Trung Đông, đặc biệt là Basra Medium, do CPC giảm.

Ban đầu, các nhà giao dịch đã tránh mua dầu CPC vì lo ngại rằng các chuyến hàng từ cảng Novorossiysk của Nga có thể bị cấm. Tuy nhiên, việc sửa chữa thiết bị đầu cuối, bảo trì mỏ dầu và đường ống đã cắt giảm nhiều chuyến vận chuyển và khối lượng.

Giá dầu tăng lên sau khi OPEC tuyên bố có thể cắt giảm sản lượng

Chevron, công ty sở hữu 50% cổ phần của nhà sản xuất dầu Kazakhstan Tengizchevroil, nhà máy lọc dầu của PBF Energy (PBF.N) Delaware City và Valero đã mua dầu thô CPC kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, PBF đã không nhận được bất kỳ chuyến vận chuyển hàng hóa nào kể từ tháng Năm.

Liên quan đến vấn đề sự cố rò rỉ  hai đường ống dẫn khí đốt ở Biển Baltic nối Nga và Đức cho biết ban quản lý không thể kiểm tra các phần bị hư hỏng vì các hạn chế của chính quyền Đan Mạch và Thụy Điển.

Châu Âu đang điều tra nguyên nhân khiến ba đường ống trong mạng lưới Nord Stream bị rạn nứt là do cố tình vì các đường ống ở gần vùng biển Thụy Điển và Đan Mạch mà Moscow muốn gây sức ép lên phương Tây.

Cuối ngày thứ Ba, Nord Stream AG, nhà điều hành đường ống Nord Stream 1 cũ cho biết chính quyền Đan Mạch thông báo cần tới 20 ngày mới có thể nhận được giấy phép tiến hành kiểm tra.  

Cơ quan quản lý Nord Stream cho biết thêm, áp suất trong đường ống đã ổn định vào thứ Hai.

Hoa Nguyễn – Theo reuters.com

TAGS:

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: