Nội dung bài viết
Khi hành trình giao dịch forex của bạn bắt đầu, bạn có thể sẽ gặp một loạt các phương pháp giao dịch khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cơ hội giao dịch có thể dễ dàng được xác định thông qua bốn chỉ báo biểu đồ. Khi bạn biết cách sử dụng Đường trung bình động, RSI, Chỉ báo Stochastic và MACD, bạn sẽ dễ dàng thực hiện kế hoạch giao dịch của mình như các trader chuyên nghiệp. Bạn cũng sẽ được cung cấp một công cụ củng cố miễn phí để xác định giao dịch thông qua các chỉ báo forex mỗi ngày.
Các trader có xu hướng khiến mọi thứ trở nên phức tạp khi bắt đầu tham gia thị trường forex. Thực tế này tuy đáng buồn nhưng lại là hiện tượng phổ biến. Các trader thường cảm thấy chiến lược giao dịch phức tạp với nhiều phần chuyển động sẽ mang kết quả tốt hơn là giữ cho mọi thứ đơn giản. Trong khi thực tế các chiến lược đơn giản cho phép trader đưa ra phản ứng nhanh chóng và ít căng thẳng hơn.
Nếu bạn là người mới, bạn nên tìm kiếm các chiến lược hiệu quả và đơn giản nhất để xác định giao dịch và luôn gắn liền với cách tiếp cận đó.
Một cách để đơn giản hóa giao dịch của bạn là thông qua kế hoạch bao gồm các chỉ báo biểu đồ và một số quy tắc về cách sử dụng các chỉ báo đó. Hãy luôn ghi nhớ chiến lược đơn giản bao giờ cũng hiệu quả nhất. Bạn nên làm quen với bốn chỉ báo và nên sử dụng một đến hai chỉ báo cùng lúc để xác định các điểm vào và thoát giao dịch:
Khi bạn đang giao dịch tài khoản trực tiếp, một kế hoạch đơn giản với các quy tắc đơn giản sẽ là đồng minh hàng đầu của bạn.
Có nhiều yếu tố phân tích cơ bản khi xác định giá trị của một loại tiền tệ so với một loại tiền tệ khác. Nhiều trader chọn xem biểu đồ như một cách đơn giản để xác định cơ hội giao dịch, và họ có thể sử dụng các chỉ báo forex để làm như vậy.
Khi nhìn vào biểu đồ, bạn sẽ nhận thấy hai môi trường phổ biến. Hai môi trường được phân làm các khu vực với ngưỡng kháng cực và hỗ trợ mạnh, hoặc thể hiện mức trần và sàn khi giá chưa bị đột phá hoặc trên một thị trường xu hướng nơi giá di chuyển ổn định tới các mức cao hoặc thấp hơn.
Sử dụng chiến lược phân tích kỹ thuật cho phép bạn xác định phạm vi giới hạn hoặc môi trường xu hướng, và sau đó tìm các điểm vào hoặc thoát có xác suất cao dựa trên các dữ liệu hiển thị trên biểu đồ. Điều đó cũng tương tự như khi đọc các dữ liệu chỉ báo.
Giao dịch với đường trung bình động
Một trong những chỉ báo forex hàng đầu cho bất kỳ chiến lược nào là đường trung bình động. Đường trung bình động giúp các trader dễ dàng xác định cơ hội giao dịch theo xu hướng chung. Khi thị trường đang có xu hướng tăng, bạn có thể sử dụng đường trung bình động hoặc nhiều đường trung bình động để xác định xu hướng và thời điểm thích hợp để mua hoặc bán.
Đường trung bình động là một đường biểu diễn giá trung bình của một cặp tiền tệ trong khoảng thời gian cụ thể, ví dụ như hành động giá trong 200 ngày hoặc một năm để nắm được hướng chuyển động của giá.
Bạn sẽ nhận thấy ý tưởng giao dịch xuất hiện ngay khi thêm một vài đường trung bình động vào biểu đồ. Việc xác định các cơ hội giao dịch với đường trung bình động cho phép bạn phát hiện và đánh đổi động lượng. Có thể thông qua hành động tham gia giao dịch khi cặp tiền di chuyển theo hướng của đường trung bình động, và thoát ra khi cặp tiền đảo chiều.
Chỉ số Sức mạnh Tương đối hoặc RSI là một bộ đo lường dao động đơn giản và hữu dụng. Các bộ đo lường dao động như RSI giúp bạn xác định thời điểm đồng tiền rơi vào trạng thái quá mua hoặc quá bán, từ đó khả năng đảo chiều tăng lên. Đối với những người thích ‘mua thấp và bán cao’, RSI có thể là chỉ báo phù hợp với bạn.
RSI đều có thể phát huy hiệu quả trong các thị trường có xu hướng hoặc trên nhiều thị trường khác nhau và giúp trader xác định giá vào/thoát ra tốt hơn. Khi thị trường không có hướng rõ ràng và đang dao động, bạn có thể sử dụng các tín hiệu mua hoặc bán như ở trên. Khi thị trường đang có xu hướng, hướng giao dịch sẽ trở nên rõ ràng hơn (đây cũng là một lợi ích của giao dịch theo xu hướng). Bạn có lẽ cũng chỉ muốn tham gia giao dịch khi chỉ báo đang phục hồi từ các điểm cực đoan.
Bởi vì RSI là một bộ chỉ báo đo lường dao động, chỉ báo bao gồm các giá trị từ 0 đến 100. Giá trị 100 được coi là quá mua và có khả năng đảo chiều theo xu hướng giảm. Trong khi giá trị 0 được coi là quá bán và có khả năng đảo chiều tăng. Nếu đã phát hiện xu hướng tăng, bạn sẽ cần kiểm chứng tình huống đảo chiều của RSI từ các giá trị dưới 30 hoặc quá bán trước khi quay trở lại theo xu hướng.
Slow stochastics là một bộ đo lường dao động giống như RSI có thể giúp bạn xác định môi trường quá mua hoặc quá bán, từ đó có khả năng tạo ra trạng thái đảo chiều về giá. Khía cạnh độc đáo của hoạt động giao dịch với chỉ báo stochastic nằm ở hai đường %K và %D để báo hiệu mức giá gia nhập.
Do bộ đo lường dao động có cùng giá trị quá mua hoặc quá bán, bạn chỉ cần tìm đường %K cắt trên đường %D bên trên ngưỡng 20 là có thể xác định tín hiệu mua vững chắc theo xu hướng.
MACD đôi khi còn được gọi là vua của các bộ chỉ báo đo lường dao động. MACD có thể được sử dụng hiệu quả trong các thị trường có xu hướng hoặc thị trường khác nhau nhờ dùng đến các đường trung bình động giúp hiển thị trực quan thay đổi của động lượng.
Sau khi bạn đã xác định được phạm vi hoặc cách giao dịch, có hai điều bạn cần tìm kiếm để thu được tín hiệu từ chỉ số này. Đầu tiên, bạn cần xác nhận các đường liên quan đến đường 0, xác định mức tăng hoặc giảm độ lệch của cặp tiền tệ. Thứ hai, bạn cần xác định giao điểm hoặc cắt ngang giữa đường MACD (Đỏ) với đường Tín hiệu (Xanh lam) để báo hiệu một giao dịch mua hoặc bán tương ứng.
Giống như tất cả các chỉ báo, tốt nhất nên kết hợp MACD với một xu hướng đã xác định hoặc thị trường giới hạn phạm vi. Một khi đã xác định được xu hướng nên lấy các điểm giao cắt của đường MACD đi theo chiều của xu hướng. Khi bạn tham gia giao dịch, bạn có thể đặt các điểm dừng lỗ dưới mức giá cực đoan gần đây trước khi xuất hiện điểm giao cắt và đặt giới hạn giao dịch ở mức gấp đôi số tiền bạn đang mạo hiểm.
Hoàng Dương – Theo dailyfx.com
Nhận xét bị đóng