Trong phiên giao dịch ngày 22 tháng 3, giá dầu giảm sau hai ngày tăng liên tiếp. Mới đây, một báo cáo cho thấy nhu cầu dầu có thể đang suy yếu khi kho dự trữ tại Mỹ bất ngờ tăng.
Giá dầu giảm bất ngờ trước thềm cuộc họp của Fed
Hợp đồng tương lai dầu Brent, đã tăng hơn 3% trong tuần này, đã giảm 55 xu, tương đương 0,73%, ở mức 74,77 USD/thùng lúc 14h55 giờ Việt Nam. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI của Mỹ giảm 59 xu, tương đương 0,85%, ở mức 69,08 USD.
Dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ mới công bố cho thấy, tồn kho dầu thô của nước này tăng khoảng 3,3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17 tháng 3.
TRước đó, các nhà phân tích dự đoán, dự trữ dầu có thể giảm khoảng 1,6 triệu thùng.
Giới phân tích đang chờ đợi thông tin để đưa ra đánh giá về nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Các nhà phân tích tại ING Bank cho biết: “Tuy nhiên, chìa khóa cho thị trường ngày hôm nay sẽ là cuộc họp của FOMC trong bối cảnh không chắc chắn liên tục về việc liệu Fed sẽ giữ nguyên lãi suất hay tăng thêm 25 điểm cơ bản”.
Đây được xem là một trong những quyết định mang tính thử thách nhất của Fed trong bối cảnh ngành ngân hàng đang có nhiều biến động.
Sau cuộc họp, Chủ tịch Jerome Powell dự kiến sẽ công bố các dự báo kinh tế mới và lộ trình tăng lãi suất của ngân hàng trung ương.
Bất chấp những kỳ vọng của thị trường về việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, một số nhà quan sát hàng đầu của ngân hàng trung ương cho rằng Fed có thể tạm dừng các đợt tăng lãi suất tiếp theo hoặc trì hoãn công bố các dự báo kinh tế mới trước những rung chuyển của tài chính toàn cầu thời gian gần đây.
Việc tạm dừng tăng lãi suất sẽ giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế và từ đó thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu.
Giá dầu đã giảm mạnh nhất trong nhiều tháng vào tuần trước, sau khi các ngân hàng nổi tiếng của Mỹ phá sản bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 và cuộc khủng hoảng tại Credit Suisse của Châu Âu.
Trong khi đó, các quan chức OPEC+ cho rằng nhu cầu ngày càng tăng sẽ đẩy giá lên mức cao hơn trong những tháng tới.
Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ có thể hỗ trợ các nguyên tắc cơ bản này trong trung hạn.
Các nhà phân tích từ Ngân hàng ANZ nhận định rằng “Có những lo ngại về nguồn cung bị tác động nhiều hơn nhu cầu trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ gặp rủi ro cao nhất do các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn từ các ngân hàng khu vực của Mỹ.”
Theo báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), công suất năng lượng tái tạo toàn cầu đã tăng 10% trong năm ngoái.
Công suất năng lượng tái tạo toàn cầu đã tăng 9,6% trong năm ngoái nhưng cần tăng gấp ba lần tốc độ hiện tại để hạn chế sự nóng lên toàn cầu.
Báo cáo thường niên về thống kê năng lượng tái tạo của IRENA cho biết công suất năng lượng tái tạo toàn cầu lên tới 3.372 gigawatt (GW) vào cuối năm ngoái, cao hơn khoảng 295 GW hay 9,6% so với năm trước.
Cụ thể, khoảng 83% tổng công suất điện mới trong năm ngoái là từ năng lượng tái tạo.
Tổng giám đốc IRENA Francesco La Camera nhận định, “Mức tăng trưởng kỷ lục liên tục này cho thấy khả năng phục hồi của năng lượng tái tạo trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng kéo dài. Tuy nhiên, công suất năng lượng tái tạo bổ sung hàng năm phải tăng gấp ba lần so với mức hiện tại vào năm 2030 nếu chúng ta muốn theo đuổi mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.”
Báo cáo cho biết, năng lượng mặt trời và năng lượng gió chiếm ưu thế trong việc mở rộng công suất tái tạo, cùng nhau chiếm 90% tổng số bổ sung tái tạo ròng vào năm 2022.
Gần một nửa công suất mới được bổ sung ghi nhận ở châu Á. Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất, gia tăng thêm 141 GW vào công suất mới của châu Á.
Năng lượng tái tạo ở Châu Âu và Bắc Mỹ lần lượt tăng 57,3 GW và 29,1 GW, trong khi Trung Đông ghi nhận mức tăng cao nhất về năng lượng tái tạo được ghi nhận, với 3,2 GW công suất mới được đưa vào vận hành vào năm 2022, tăng 12,8% so với năm trước.
Hoa Nguyễn – Theo reuters.com
Nhận xét bị đóng