https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Dự báo forex tuần tới: PCE cơ bản và GDP quý 1 của Mỹ, CPI của EU

Dự báo forex tuần tới: PCE cơ bản và GDP quý 1 của Mỹ, CPI của EU

Đăng bởi danhgiasancc | 26/06/2022

Fed bất ngờ thay đổi lập trường tăng lãi suất sau khi dữ liệu CPI mới nhất cho thấy rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đang ngày càng ít quan tâm hơn đến công cụ đo lường lạm phát trọng yếu nhất của họ, tức là PCE cơ bản, và lại lo ngại hơn về lạm phát kỳ vọng.

ACXdanhgiasan - forex - 220626

1. Chỉ số PCE cơ bản của Mỹ trong tháng 5 (30/06)

Fed bất ngờ thay đổi lập trường tăng lãi suất sau khi dữ liệu CPI mới nhất cho thấy rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đang ngày càng ít quan tâm hơn đến công cụ đo lường lạm phát trọng yếu nhất của họ, tức là PCE cơ bản, và lại lo ngại hơn về lạm phát kỳ vọng. Mặc dù thị trường phải đón nhận tin xấu khi CPI toàn phần tháng 5 tăng vọt lên 8,6%, nhưng đã có bằng chứng trong các chỉ số lạm phát khác cho thấy tỷ lệ lạm phát tại Mỹ có thể đang ở gần mức đỉnh.

Xu hướng gần đây của các số liệu PPI cho thấy ​​áp lực lạm phát đã chậm lại, trong khi Chỉ số Giảm phát cơ bản đạt đỉnh vào tháng 2 ở mức 5,3%, giảm xuống còn 4,9% vào tháng 4. PCE cơ bản cũng có một câu chuyện tương tự khi giảm từ mức 6,6% trong tháng 3 trở về mức 6,3% vào tháng 4. Nếu các số liệu trong tháng 5 giảm sâu hơn nữa trong sự kiện công bố vào tuần sau thì điều đó có thể báo hiệu rằng giới đầu tư đã thay đổi suy nghĩ về thời điểm và quy mô thắt chặt của Fed sau cuộc họp tháng 7. Chỉ số giảm phát PCE cơ bản được kỳ vọng sẽ giảm xuống mức 4,8%.

2. Chỉ số CPI của EU trong tháng 6 (01/07)

Khi mà bài toán lạm phát vẫn còn dai dẳng ở châu Âu và ECB vẫn chưa bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất, chỉ số flash CPI tháng 6 của tuần sau sẽ một lần nữa sẽ hướng sự chú ý của nhà đầu tư vào cuộc họp tiếp theo của ban lãnh đạo ECB trong thời gian tới vào tháng 7. Lạm phát tại đây đã ở mức cao kỷ lục 8,1% trong khi giá cơ bản tăng ít hơn một nửa ở mức 3,8%.

Với việc lãi suất vẫn ở mức đáy kỷ lục -0,5%, kịch bản tăng lãi suất hơn 0,25% sẽ càng khả dĩ hơn nếu số liệu flash CPI của tuần sau lại tăng cao hơn nữa. Giá thực phẩm và năng lượng vẫn tiếp tục tạo áp lực lên túi tiền của người tiêu dùng, và với giá sản xuất ở nhiều nước khu vực đồng euro đã tăng cao hơn 30%, CPI toàn phần rõ ràng vẫn có khả năng sẽ còn đi lên, nhất là khi đồng euro đang quá yếu. Giới quan sát dự báo chỉ số này sẽ leo lên mức đỉnh kỷ lục mới là 8,3%, mà kết quả như vậy có thể sẽ thúc đẩy làn sóng kêu gọi ECB hành động mạnh mẽ hơn trong việc tăng lãi suất thay vì chỉ tăng 0,25% theo kịch bản dự kiến hiện tại cho cuộc họp ECB sắp tới.

3. PMI Sản xuất Toàn cầu trong tháng 6 (01/07)

Giá năng lượng tăng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như tình trạng phong tỏa ở Trung Quốc đã kìm hãm các hoạt động kinh tế trên toàn cầu trong vài tháng qua. Bất chấp những hạn chế này, các hoạt động sản xuất đã giữ vững ổn định, căn cứ theo thước đo PMI. Tuy nhiên chúng cũng vẽ ra một bức tranh thiếu chính xác về triển vọng gia tăng các hoạt động kinh tế, đặc biệt là xoay quanh một số lĩnh vực sản xuất, chẳng hạn như kinh doanh ô tô, trong khi phân khúc này vốn dĩ còn đang yếu.

Những số liệu thống kê nhanh gần đây cho thấy Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha có khả năng suy yếu hơn nữa, bên cạnh đó nền kinh tế Mỹ cũng dự kiến ​​sẽ có dấu hiệu chậm lại do các cuộc khảo sát của Empire và Philadelphia suy yếu trong thời gian gần đây. Nhà đầu tư cũng nên lưu ý đến các hoạt động kinh tế của Trung Quốc nhất là khi hoạt động kinh tế tại nước này suy yếu trong thời gian gần đây do các đợt phong tỏa. Câu hỏi đặt ra là liệu ngành công nghiệp ở đại lục đã trở lại trạng thái bình thường hay chưa?

4. GDP quý 1 của Mỹ (cuối cùng) (29/06):

Sự kiện tái công bố GDP quý 1 dự kiến ​​sẽ chẳng tác động mấy đền nền kinh tế Mỹ. Nhà đầu tư nào cũng đều biết rằng nền kinh tế Mỹ đã suy yếu rất nhiều trong quý 1 với mức giảm -1,5%, mặc dù vậy mức tiêu dùng cá nhân vẫn tăng tốt, được điều chỉnh từ 2,7% vài tuần trước lên 3,1%.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu suất kém như vậy là do hoạt động thương mại giảm mạnh, góp phần giảm -3,2% GDP trong khi hàng tồn kho giảm -0,8% do gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như do các khoản mua hàng được chuyển sang quý 4, dẫn đến trong một lượng hàng tồn kho lớn được tích trữ vào quý 1. Dự kiến các số liệu cuối cùng của tuần sau ​​sẽ không có thay đổi đáng kể, cụ thể PCE cơ bản hàng quý dự kiến ​​sẽ ở mức 5,1%.

Giới đầu tư cũng sẽ chú ý đến các bằng chứng cho thấy mức chi tiêu của người tiêu dùng hạ nhiệt do chi phí sinh hoạt bị thắt chặt. Kèm theo đó, sự kiện công bố số liệu chi tiêu cá nhân cho tháng 5 sẽ rơi vào ngày 30/06, dự kiến ​​sẽ giảm từ 0,9% trong tháng 4 xuống còn 0,7%. Những con số vừa nêu có thể còn giảm xuống dựa trên doanh số bán lẻ gần đây với dự báo mức giảm sẽ là -0,3%, tương ứng với nhịp giảm doanh số bán lẻ đầu tiên tại Mỹ trong năm nay.

Airbnb, Pinterest: 2 cổ phiếu hàng đầu nên mua bắt đáy

TAGS:

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: