https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Giá dầu vẫn ổn khi nhu cầu tại Trung Quốc giảm

Giá dầu vẫn ổn khi nhu cầu tại Trung Quốc giảm

Đăng bởi danhgiasancc | 16/10/2022

Trong phiên giao dịch ngày 14 tháng 10, dầu vững giá khi nhu cầu tại Trung Quốc giảm và nỗi lo suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường cũng được hỗ trợ từ việc OPEC+ giảm nguồn cung và đồng đô la yếu hơn.

acx - oil - 221015

Giá dầu Brent giao sau giảm 31 xu, tương đương 0,3%, ở mức 94,26 USD / thùng vào lúc 16h24 giờ Việt Nam. Trong khi giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ giảm 25 xu, tương đương 0,3% xuống 88,86 USD.

Các hợp đồng Brent và WTI đều dao động trong khoảng tích cực và tiêu cực nhưng đã giảm khoảng 4% tính trung bình cả tuần.

Đồng đô la Mỹ trong tuần này đã giảm từ mức đỉnh trong thời gian gần đây, khiến hàng hóa bằng đồng đô la Mỹ trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã phải đối mặt với sự bùng phát dịch COVID 19.

Nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách phòng chống dịch tại Trung Quốc đã đè nặng lên giá dầu và các hoạt động kinh tế tại đây.

Để thúc đẩy thị trường, OPEC+ tuần trước đã thông báo cắt giảm 2 triệu thùng / ngày (bpd) đối với mục tiêu sản xuất dầu.

Cả OPEC+ và Bộ Năng lượng Mỹ đều cắt giảm triển vọng nhu cầu của họ.

Giá dầu có tín hiệu phục hồi sau mức lỗ kéo dài

OPEC+ đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng nhu cầu trong năm nay từ 460.000 thùng / ngày đến 2,64 triệu thùng / ngày, do Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và lạm phát cao.

Bộ Năng lượng Mỹ đã hạ thấp kỳ vọng đối với cả sản xuất và nhu cầu tại Mỹ và trên toàn cầu. Hiện tại, mức tiêu thụ của Mỹ chỉ tăng 0,9% vào năm 2023, giảm so với dự báo trước đó là tăng 1,7%. Theo đánh giá, mức tiêu thụ trên toàn cầu chỉ tăng 1,5%, giảm so với dự báo trước đó là tăng trưởng 2%.

Tuần trước, OPEC+ đã đẩy giá dầu tăng lên khi đồng ý cắt giảm nguồn cung 2 triệu thùng / ngày (bpd).

Nhu cầu dầu thô xấu đi đang góp phần làm tăng lượng hàng tồn kho. Các nguồn dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 7,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 7 tháng 10.

Citi Research kỳ vọng giá dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình 96 USD / thùng và giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 101 USD / thùng vào năm 2022 để đối phó với nguồn cung thắt chặt do cắt giảm sản lượng.

Tổ chức này nhận định “Mặc dù sản lượng dầu mục tiêu là 2 triệu thùng / ngày của OPEC+ bị cắt giảm so với hạn ngạch tháng 8 trên giấy tờ có vẻ lớn, nhưng mức cắt giảm hiệu quả sẽ nhỏ hơn. Chúng tôi giả định mức cắt giảm cuối cùng là dưới 0,9 triệu thùng / ngày một phần trong bối cảnh Iraq chưa thể đáp ứng sản lượng.”

Theo ước tính của IEA, sản xuất dưới mức trung bình đặt ra có thể dẫn đến mức cắt giảm 1 triệu thùng / ngày.

Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM cho biết: “Triển vọng giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày kể từ tháng tới sẽ làm giảm mạnh mức tăng dự kiến ​​trước đó. Có khả năng, những tháng tới, thị trường lại tiếp tục đối mặt với nguồn cung rất hạn hẹp.”

Trong tuần này, các nước EU đã phải tự hỗ trợ nhau trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung năng lượng. Từ ngày 13/10 này, Đức chính thức nhận được đợt giao khí đốt trực tiếp đầu tiên từ Pháp thông qua một liên kết đường ống đã thỏa thuận nhằm giúp cả hai nước đối phó với các vấn đề cung cấp năng lượng hiện nay.

Pháp, quốc gia ít phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga hơn so với Đức – nước láng giềng phía đông vì hầu hết các nhu cầu của họ được đáp ứng từ Na Uy và thông qua việc cung cấp LNG. Tập đoàn GRTgaz cho biết, trước tiên Pháp sẽ cung cấp 31 gigawatt giờ (GWh) mỗi ngày, thông qua đường ống ở khu vực Moselle.

Công suất tối đa của đường dẫn khí mới là 100 GWh / ngày.

Theo thỏa thuận mà hai quốc gia lớn nhất của khu vực đồng euro đạt được sau khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt vào Ukraine, Đức cũng cam kết cung cấp cho Pháp một lượng điện bổ sung nếu quốc gia này cần.

Liên quan tới các cuộc đình công tại Pháp, chính phủ Pháp đã thông báo với TotalEnergies (TTEF.PA) để tăng lương cho công nhân trong bối cảnh nhiều lao động đình công khiến nguồn cung xăng dầu đình trệ.

Các cuộc đình công đã làm giảm sản lượng xăng của Pháp hơn 60% và khiến 1/3 trạm xăng gặp khó khăn.

Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire cho biết: “Nếu ai đó biết lợi nhuận mà họ kiếm được, thì đó là điều bình thường … các công ty có năng lực có nhiệm vụ tăng lương và Total là một trong số đó, và họ đã bắt đầu đàm phán với công đoàn CGT.”

Bộ trưởng Năng lượng Agnes Pannier-Runacher cũng có ý kiến tương đồng.

Hoa Nguyễn – Theo reuters.com

TAGS:

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: