https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Giá dầu thô trượt nhẹ phiên đầu tuần

Giá dầu thô trượt nhẹ phiên đầu tuần

Đăng bởi danhgiasancc | 10/10/2022

Trong phiên giao dịch ngày 10 tháng 10, giá dầu giảm mạnh nhất trong năm tuần khi thị trường xuất hiện làn sóng chốt lời từ tuần trước. Một phần là do quyết định của OPEC+ khiến nguồn cung thắt chặt hơn và châu Âu áp đặt thêm nhiều hạn chế với dầu Nga.

acx - oil - 221010

Dầu thô Brent giao sau giảm 81 xu, tương đương 0,8%, xuống 97,11 USD / thùng vào lúc 08h31 trong khi dầu thô WTI giao dịch ở mức 91,88 USD / thùng, giảm 76 xu, tương đương 0,8%.

Cả hai hợp đồng dầu đều chạm mức cao nhất kể từ ngày 30 tháng 8 trong phiên trước đó và lại quay đầu gỉam khi thị trường chứng khoán ở châu Á trong bối cảnh giao dịch với Nhật Bản và Hàn Quốc giảm dần trong những ngày nghỉ lễ.

Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết: “Việc chốt lời có thể là lý do chính gây áp lực lên giá dầu hôm nay sau 5 ngày tăng trong tuần trước.

Tuần trước, dầu Brent và WTI đã ghi nhận mức tăng tỷ lệ phần trăm lớn nhất kể từ tháng 3 sau khi OPEC+ đồng ý giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng / ngày.

Đức lên phương án trợ giá nhiên liệu

Cũng trong ngày 10 tháng 10, Ủy ban chuyên gia của Đức chịu trách nhiệm vạch ra các kế hoạch để giảm bớt tác động của giá khí đốt leo thang đối với người tiêu dùng đã ủng hộ việc thanh toán một lần trong năm nay và giảm giá từ tháng Ba hoặc tháng Tư tới.  

Theo báo cáo, ủy ban ủng hộ việc nhà nước cho các hộ gia đình và doanh nghiệp thanh toán một lần trị giá một tháng tiền xăng trong năm nay. Hoạt động này vẫn duy trì một chương trình riêng cho các khách hàng tiêu thụ khí đốt lớn trong lĩnh vực công nghiệp.

Trong giai đoạn thứ hai, nhà nước có thể trợ cấp 80% lượng tiêu thụ khí đốt dự kiến, và người tiêu dùng phải trả 20% còn lại theo giá thị trường, nhằm tăng cường tiết kiệm năng lượng. Theo bài báo, giá được trợ cấp có thể rơi vào khoảng 14 xu mỗi kilowatt giờ (kWh).

Nếu được thông qua, kế hoạch này sẽ được chi trả bằng gói cứu trợ 200 tỷ euro (194 tỷ USD) mà chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã công bố vào cuối tháng trước nhằm giảm thiểu tác động của giá năng lượng tăng cao đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Ủy ban sẽ trình bày một báo cáo trung gian tại một cuộc họp báo vào đầu tuần. Hy vọng chính phủ ​​sẽ nắm đươc một số ý chính thông qua báo cáo này. Người phát ngôn của Bộ Kinh tế cho biết họ vẫn chưa có một chương trình hoàn thiện tổng thể.

Các chuyên gia nói rằng lợi ích của thanh toán một lần là cung cấp cứu trợ ngay lập tức. Nhược điểm là chương trình này không cung cấp động cơ tiết kiệm mặc dù ước tính rằng cần tiết kiệm ít nhất 20% lượng nhiên liệu để tránh tình trạng thiếu hụt.

Quay trở lại việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã đưa ra trong tuần trước cùng với những lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với dầu của Nga, sẽ siết chặt nguồn cung trong một thị trường vốn đã eo hẹp. Các biện pháp trừng phạt của EU đối với các sản phẩm dầu và dầu thô của Nga sẽ có hiệu lực lần lượt vào tháng 12 và tháng 2.

Giới chuyên gia nhận định, “Mặc dù vậy thì vẫn còn rất nhiều bất ổn khác trên thị trường, bao gồm cả việc diễn biến nguồn cung dầu của Nga trong bối cảnh lệnh cấm dầu của EU và giới hạn giá G-7, cũng như triển vọng nhu cầu toàn cầu ảm đạm do kinh tế vĩ mô kém sáng sủa.”

Giá dầu vẫn tăng trong bối cảnh Mỹ không hài lòng với quyết định của OPEC+

Các nhà phân tích tại các ngân hàng và công ty môi giới đã nâng dự báo giá dầu thô và kỳ vọng dầu Brent sẽ tăng trên 100 USD / thùng trong những tháng tới.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thành lập một nhà điều hành mới cho dự án dầu khí Sakhalin-1 do Exxon Mobil Corp dẫn đầu (XOM.N) ở vùng Viễn Đông của Nga.

Sản lượng dầu tại dự án Sakhalin-1 đã giảm xuống chỉ còn 10.000 thùng / ngày (bpd) vào tháng 7 từ mức 220.000 thùng / ngày trước khi Nga tấn công Ukraine.

Nhiều ý kiến cho rằng, Nga – quốc gia đứng đầu trong các nhà sản xuất dầu ngoài OPEC trong liên minh OPEC+, là nước hưởng lợi lớn nhất từ ​​việc cắt giảm 2 triệu thùng / ngày (bpd). Như vậy, Nga sẽ không cắt giảm bất kỳ sản lượng nào mà vẫn được hưởng mức giá bán dầu tăng lên trong những tháng tới. Đầu tuần này, OPEC+ đã công bố mức cắt giảm lớn nhất đối với mục tiêu chung của mình kể từ năm 2020. Bất chấp mức cắt giảm kỉ lục 2 triệu thùng / ngày, một số nhà phân tích đã mô tả đây là mức “khủng khiếp” vì hiện OPEC+ đang cắt giảm khoảng 1 triệu thùng / ngày hoặc 1,1 triệu thùng / ngày. Đó là bởi vì nhiều nhà sản xuất đã không thể sản xuất theo hạn ngạch của họ trong nhiều tháng. Gần đây nhất, Nga đã rơi vào nhóm sản xuất giảm – đứng đầu là các nhà sản xuất OPEC tại châu Phi như Nigeria và Angola – do các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến sản lượng dầu của Nga đi xuống.

Nga ước tính sản lượng đã thấp hơn khoảng 1 triệu thùng / ngày dưới hạn ngạch 11 triệu thùng / ngày trong tháng 9, vì vậy nước này sẽ không phải giảm sản lượng nữ và sẽ chỉ được hưởng lợi từ giá dầu cao hơn.

Việc cắt giảm OPEC+ có hiệu lực kể từ tháng 11 chủ yếu sẽ do Ả Rập Xê Út thực hiện, đây là quốc gia đang cố gắng sản xuất theo hạn ngạch. Ả Rập Xê Út dự kiến ​​giảm sản lượng 526.000 thùng / ngày và sẽ đặt mục tiêu 10,478 triệu thùng / ngày. Nga cũng có mục tiêu tương tự, nhưng thấp hơn khoảng 500.000 thùng / ngày.

Hoa Nguyễn – Theo reuters.com

TAGS:

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: