https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Giá dầu thô tiếp tục đi xuống trong bối cảnh nhiều quốc gia tăng cường sản xuất

Giá dầu thô tiếp tục đi xuống trong bối cảnh nhiều quốc gia tăng cường sản xuất

Đăng bởi danhgiasancc | 01/09/2022

Dầu thô đã khép lại phiên cuối tháng với đà giảm kéo dài do lo ngại về suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, những căng thẳng do đại dịch tại Trung Quốc cũng khiến nền kinh tế toàn cầu chậm lại.

acx - oil - 2291

Giá dầu Brent giao tháng 10 sẽ hết hạn vào thứ Tư, chốt phiên ở mức 96,49 USD, giảm 2,82 USD/thùng, tương đương 2,8%. Hợp đồng giao tháng 11 tích cực hơn mất 2,20 USD xuống 95,64 USD/thùng. Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ kết thúc phiên giảm 2,09 USD, tương đương 2,3%, về mức 89,55 USD / thùng.

Harry Altham, nhà phân tích năng lượng của EMEA & Châu Á tại StoneX Group ở London, cho biết: “Kinh tế Trung Quốc suy giảm là một tác nhân quan trọng khiến giá dầu lao dốc. Bởi đây là nơi tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, ảnh hưởng tới cầu nhiên liệu toàn cầu. Bên cạnh đó, căng thẳng tại Ukraine, lạm phát, lãi suất tăng cũng đè nặng thị trường.”

Thị trường chủ yếu lo ngại về nguồn cung không đủ trong những tháng sau khi Nga tấn công vào Ukraine và khi OPEC vật lộn để tăng sản lượng. Do đó, các hợp đồng ngắn hạn tăng cao hơn so với các hợp đồng tương lai muộn hơn vào đầu năm nay, nhưng mô hình đó đã phần nào đảo ngược khi sản lượng tăng lên.

Cả OPEC và Mỹ đều ghi nhận mức sản lượng cao nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID 19, cụ thể, sản lượng của OPEC đạt 29,6 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng gần đây nhất. Trong khi sản lượng của Mỹ tăng lên 11,82 triệu thùng/ngày trong tháng 6. Cả hai đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020.

Mike Sabo, chiến lược gia thị trường tại RJO Futures ở Chicago, cho biết: “Nỗi lo sợ rằng có sự chững lại ở đây và sau đó là tiềm năng một số nguồn cung gia tăng, gây áp lực lên thị trường”.

OPEC+ cho biết họ đã nhận thấy lượng dầu thặng dư trong năm nay là 900.000 thùng/ngày (bpd), tăng 100.000 thùng/ngày so với dự báo một tháng trước đó.

Một số thành viên OPEC+ đã kêu gọi cắt giảm sản lượng. Nhóm tiếp theo sẽ nhóm họp vào ngày 5 tháng 9 trong bối cảnh nhu cầu tại châu Á suy yếu thúc đẩy các nước nhập khẩu vào khu vực này giảm giá thành.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 3,3 triệu thùng vào hôm thứ Tư, trong khi dự trữ xăng giảm 1,2 triệu thùng.

Hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc đã kéo dài sự sụt giảm do các đợt dịch bệnh mới và nắng nóng kỷ lục. Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn đè nặng lên sản xuất, và dự kiến kinh tế sẽ còn nhiều trở ngại trước mắt.

Các khu vực của thành phố Quảng Châu phía nam Trung Quốc đã áp đặt thêm các biện pháp siết chặt phòng dịch. Trước đó, trung tâm công nghệ của Thâm Quyến cũng đã đưa ra các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh khiến kinh tế trì trệ.

Các công ty năng lượng tăng cường khai thác

Các công ty dầu mỏ toàn cầu đang đầu tư thêm hàng tỷ đô la vào hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi, nhằm đảo ngược sự sụt giảm chi tiêu kéo dài. Trong đó có cả một số dự án ở vùng biển băng trôi ngoài khơi phía bờ Đại Tây Dương của Canada.

Giá dầu tăng đang thúc đẩy các khoản đầu tư, cùng với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của châu Âu khi cuộc chiến Ukraine-Nga kéo dài.

Các địa điểm sản xuất ngoài khơi cần nhiều chi phí hơn so với đá phiến trên bờ, vốn đã được đầu tư thập kỷ trước. Nhưng một khi đã thành lập và hoạt động, họ có thể thu lợi nhuận với giá thấp hơn so với các hình thức sản xuất khác.

Chúng cũng được thiết kế để cung cấp năng lượng trong nhiều thập kỷ, một động thái có thể làm tăng rủi ro tài chính cho các dự án khi thế giới nỗ lực đạt mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng không vào năm 2050 để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.

Các dự án ngoài khơi tạo ra ít khí thải hơn so với các hình thức sản xuất dầu khác do quy mô khổng lồ của chúng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là sẽ không ô nhiễm toàn cầu. Các nhóm môi trường cảnh báo rằng rất khó để làm sạch các sự cố tràn dầu ra ngoài khơi.

Một trong những dự án xa xôi nhất là gần Canada, nơi Equinor ASA (EQNR.OL) của Na Uy sắp đi đến quyết định cuối cùng về dự án Bay du Nord cách Newfoundland và Labrador 500 km (311 dặm).

Những địa điểm này cách xa bờ và thuộc vùng biển quốc tế, do đó, các quốc gia khai thác phải chịu sự quản lý của Liên hợp Quốc. Đây là lần đầu tiên trên toàn thế giới, các nhà sản xuất sẵn sàng tiếp cận nguồn cung dầu có thể kéo dài tới ba thập kỷ.

Châu Âu đang nỗ lực dự trữ khí đốt

Liên minh châu Âu đang đi đúng lộ trình đạt được các mục tiêu về việc tích trữ khí đốt, nhưng giới phân tích cảnh báo liệu các quốc gia có thể cắt giảm mức tiêu thụ đủ để đảm bảo an ninh năng lượng hay không. Đặc biệt, thời gian sắp tới là những tháng lạnh giá nhất hay không .

Theo dữ liệu của Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu trong mùa hè sau khi nhà cung cấp khí đốt hàng đầu châu Âu là Nga xâm lược Ukraine, kho khí đốt của châu Âu hiện đã được bổ sung khoảng 79,94%.  Các quốc gia vượt mục tiêu có 80% kho dự trữ đầy đủ vào tháng 11.

Trước kia, dữ trữ trung bình có thể giúp châu Âu vượt qua mùa đông giá lạnh, nhưng trong năm 2022 này, khi nguồn cung Nga đã giảm mạnh, đường ống Nord Stream 1 chỉ đạt mức 20% công suất – khi nguồn cung và nhu cầu sẽ không cân bằng.

Theo Aurora Energy Research, việc tích trữ đầy đủ khí đốt có thể giúp châu Âu duy trì trong khoảng ba tháng. Tại Đức, nơi có gần một phần tư kho dự trữ của EU, khí đốt dự trữ có thể đáp ứng nhu cầu trung bình từ 80 đến 90 ngày.

Áp lực lạm phát tiếp tục đè nặng giá dầu thế giới

Trong ngày 28 tháng 8, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết các cơ sở lưu trữ khí đốt của Đức đã được bổ sung và lấp đầy nhanh hơn kế hoạch và hy vọng rằng, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể tránh được tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng trong mùa đông này.

Tạp chí Der Spiegel dẫn lời Bộ trưởng Habeck cho biết: “Các hồ chứa đang đầy nhanh hơn so với quy định, đồng thời cho biết mục tiêu của chính phủ là tháng 9 này có thể đạt 85% dung lượng lưu trữ theo kế hoạch vào đầu tháng 9.

Đức đang ở giai đoạn hai của kế hoạch khẩn cấp “ba giai đoạn” để có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga, vốn là nhà cung cấp chính của nước này.

Năm nay, Đức chỉ nhập khẩu 9,5% lượng khí đốt tiêu thụ trong tháng 8 từ Nga. Trong khi đó, con số này vào năm ngoái là khoảng 55% tổng lượng tiêu thụ của cả nước.

Hoa Nguyễn – Theo reuters.com

TAGS:

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: