Nội dung bài viết
Thị trường đang chờ đợi những thông tin cuối cùng trong cuộc họp của OPEC+ vào cuối ngày hôm nay về sản lượng dầu trong tương lai. Giá dầu thô đã có phiên giao dịch đầu tuần ấn tượng khi tiếp tục tiến thêm 2 USD / thùng, kéo dài đà tăng của phiên trước đó.
Dầu thô Brent giao sau đã tăng 2,42 USD, tương đương 2,6%, lên 95,44 USD / thùng vào lúc 13h41 giờ Việt Nam, sau khi tăng 0,7% vào thứ Sáu. Dầu thô WTI của Mỹ cũng được giao dịch ở mức 88,92 USD / thùng, tăng 2,05 USD, tương đương 2,4%. Đầu phiên sáng nay cả hai hợp đồng dầu tăng 1 USD.
Nhìn chung, giá dầu đã giảm trong ba tháng liên tiếp, sau khi chạm mức cao nhất vào tháng Ba, do lo ngại rằng về cviệc tăng lãi suất và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 ở một số thành phố tại Trung Quốc tăng thêm. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, do đó, nhu cầu suy yếu .
Tại cuộc họp lần này, OPEC+ có thể quyết định giữ mức sản lượng hiện tại hoặc thậm chí cắt giảm sản lượng để tăng giá, mặc dù nguồn cung vẫn khan hiếm.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Mặc dù chúng tôi kỳ vọng OPEC sẽ giữ sản lượng không đổi, nhưng nhiều ý kiến vẫn giữ tâm lý lạc quan để ngăn giá giảm trong thời gian gần đây.”
Có thông tin cho rằng, Nga không ủng hộ việc cắt giảm sản lượng dầu vào thời điểm này và có khả năng OPEC+ sẽ giữ sản lượng ổn định.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của phương Tây với Iran vẫn kéo dài. Thỏa thuận này được hồi sinh có thể giúp Iran xuất khẩu dầu thô ra thế giới.
Trong ngày 5 tháng 9, giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục tăng vọt thêm hơn 30%, lập đỉnh mới vào đầu tuần sau khi Nga tuyên bố sẽ có một đường ống khí đốt dẫn vào châu Âu bị đóng cửa vô thời hạn. Thông tin này làm dấy lên quan ngại mới về tình trạng thiếu hụt khí đốt và phân bổ nhiên liệu tại châu Âu vào mùa đông này.
Cụ thể, giá khí chuẩn đã tăng cao tới 272 euro mỗi megawatt giờ (MWh) khi thị trường mở cửa, ngay sau khi Nga tuyên bố thông tin không mấy khả quan khi đường ống Nord Stream 1 bị rò rỉ có nghĩa là nó sẽ ngừng hoạt động sau khi ngừng bảo trì ba ngày vào tuần trước.
Hợp đồng khí đốt tháng 10 của Hà Lan TTF đã giảm xuống còn 256 euro, tăng 23% vào ngày 14h23 giờ Việt Nam, cao hơn gần 400% so với một năm trước. Giá cả tăng vọt trong năm nay đã bóp nghẹt người tiêu dùng đang gặp khó khăn và buộc một số ngành công nghiệp phải tạm dừng sản xuất.
Châu Âu đã cáo buộc Nga vũ khí hóa nguồn cung cấp năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây vốn đang áp đặt lên Moscow do cuộc tấn công vào Ukraine. Nga nói rằng phương Tây đã phát động một cuộc chiến tranh kinh tế và các lệnh trừng phạt đã cản trở hoạt động của đường ống dẫn khí đốt.
Tuần trước, đường ống Nord Stream, chạy dưới Biển Baltic tới Đức, vốn cung cấp khoảng một phần ba lượng khí đốt mà Nga xuất khẩu sang châu Âu nhưng hiện chỉ hoạt động ở mức 20% công suất để bảo trì.
Nguồn cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine, một tuyến đường chính khác, cũng bị cắt giảm, khiến EU phải chạy đua tìm nguồn cung cấp thay thế để lưu trữ khí đốt cho mùa đông. Một số bang đã kích hoạt các kế hoạch khẩn cấp về năng lượng, khả năng sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Jacob Mandel, cộng sự cấp cao về hàng hóa tại Aurora Energy Research, cho biết: “Nguồn cung đã có thì nay lại càng khan hiếm hơn khi mà phải thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga.”
Chi phí điện năng cao ngất ngưởng đã buộc một số ngành công nghiệp thiếu năng lượng, như các nhà sản xuất phân bón và nhôm, phải thu hẹp quy mô sản xuất, và khiến các chính phủ EU phải bơm thêm hàng tỷ euro vào các chương trình trợ giúp hộ gia đình.
Các bộ trưởng năng lượng của các nước EU sẽ nhóm họp vào ngày 9 tháng 9 để thảo luận về các phương án kiềm chế giá năng lượng tăng vọt, bao gồm giới hạn giá khí đốt và hạn mức tín dụng khẩn cấp cho các bên tham gia thị trường.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, Đức – cường quốc kinh tế của EU và là nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất châu Âu, đã chuẩn bị cho kịch bản khí đốt sẽ bị ngưng hoàn toàn.
Đức đang ở giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn. Giai đoạn ba sẽ chứng kiến một số phân chia ngành.
Trong cuộc đua về nguồn cung cấp khí đốt thay thế, Đức đang nhanh chóng lắp đặt các thiết bị cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tạm thời để giúp quốc gia này tiếp nhận khí đốt từ các nhà sản xuất ở xa hơn. Bên cạnh đó, Đức cũng đang có kế hoạch xây dựng các cơ sở LNG lâu dài.
Na Uy, một nhà sản xuất khí đốt lớn của châu Âu, cũng đang cung cấp thêm nhiên liệu vào các thị trường này.
Giới chức Đức cho biết, “Hiện có rất nhiều hướng để thay thế khí đốt của Nga, chẳng hạn như nhập khẩu LNG xa hơn, nhưng khi thời tiết chuyển lạnh và nhu cầu bắt đầu tăng vào mùa đông ở châu Âu và châu Á, thì mặt hàng này cũng không mấy dư giả để có thể nhập khẩu nhiều như vậy.”
Thị trường LNG toàn cầu vốn đã chật hẹp do nền kinh tế thế giới hút nguồn cung trong quá trình phục hồi sau đại dịch, ngay cả trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine.
Giá dầu tiếp tục kéo dài đà giảm khi kinh tế toàn cầu phát đi tín hiệu ảm đạm
Ông Klaus Mueller, chủ tịch cơ quan quản lý năng lượng của Cơ quan Mạng lưới Liên bang của Đức, cho biết vào tháng 8 rằng ngay cả khi các cửa hàng khí đốt của Đức đã đầy 100%, thì cũng đủ để cung cấp cho tiêu dùng trong khoảng 2 hoặc hơn 2 tháng nếu nguồn cung khí đốt của Nga ngừng hoàn toàn.
Các cơ sở lưu trữ của Đức hiện đã đầy khoảng 85%, trong khi các cơ sở trên khắp châu Âu đã đạt mục tiêu 80% vào tuần trước.
Mặc dù khí đốt của Nga vẫn chảy đến châu Âu thông qua Ukraine, mặc dù ở mức độ giảm, nhưng giới phân tích cho rằng những nguồn cung cấp đó cũng có thể bị tác động bởi xung đột.
James Huckstepp, nhà phân tích khí đốt EMEA tại S&P Global Platts, cho biết “Chúng tôi đang chuyển trọng tâm sang nguồn khí đốt hiện vẫn đang chảy đến châu Âu qua Ukraine… trước khi phải đối mặt với những gián đoạn tiếp theo.”
Còn tại Mỹ, dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho thấy tồn kho xăng giảm khoảng 3,4 triệu thùng, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và nhiên liệu máy bay, giảm khoảng 1,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 26/8.
Lượng xăng tồn kho giảm gần gấp ba lần mức giảm 1,2 triệu thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó. Đối với tồn kho sản phẩm chưng cất, dự kiến sẽ giảm khoảng 1 triệu thùng.
Tuy nhiên, dữ liệu của API cho thấy các kho dự trữ dầu thô tăng khoảng 593.000 thùng, so với ước tính giảm khoảng 1,5 triệu thùng của giới phân tích.
Hoa Nguyễn – Theo reuters.com
Nhận xét bị đóng