https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Dầu tăng hơn 2% khi Trung Quốc nới lỏng kiểm soát COVID 19

Dầu tăng hơn 2% khi Trung Quốc nới lỏng kiểm soát COVID 19

Đăng bởi danhgiasancc | 11/11/2022

Trong phiên giao dịch ngày 11 tháng 11, giá dầu nhích thêm hơn 2% sau khi giới chức Trung Quốc nới lỏng một số biện pháp phòng chống dịch COVID 19 tại đây.

acx - oil - 221111

Dầu thô Brent giao sau tăng 2,39 USD, tương đương 2,6%, lên 96,06 USD / thùng vào lúc 14 giờ 45 giờ Việt Nam, kéo dài mức tăng 1,1% trong phiên trước.

Giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,24 USD, tương đương 2,6%, lên 88,71 USD / thùng, sau khi tăng 0,8% trong phiên trước.

Các biện pháp hạn chế được nới lỏng bao gồm rút ngắn thời gian cách ly đối với những người tiếp xúc gần với ca bệnh và du khách nội địa xuống hai ngày, cũng như loại bỏ hình phạt đối với các hãng hàng không khi chuyên chở những hành khách nhiễm bệnh.

Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management, cho biết: “Các nhà giao dịch dầu đang rất vui mừng trước thông tin này. Chìa khóa cho thị trường dầu là tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến và những thay đổi tích cực bên lề cùng với các quan điểm Zero COVID của chính phủ.”

Ông chia sẻ động thái hướng tới nới lỏng Zero COVID sẽ tạo bàn đạp cho các thị trường dầu mỏ, do tình trạng này ảnh hưởng tới giá dầu, tính linh hoạt của thị trường.

Giá dầu đi lên vào thứ Sáu sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đã củng cố hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không nôn nóng trong việc tăng lãi suất để thúc đẩy cơ hội hạ cánh mềm cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đồng đô la Mỹ yếu hơn cũng hỗ trợ giá dầu vì khách hàng mua bằng ngoại tệ khác sẽ được hưởng giá mềm hơn.

Tuy nhiên, tính trung bình tuần thì các hợp đồng dầu này đều giảm 1%. Tồn kho tại Mỹ tăng và nhu cầu yếu kém tại Trung Quốc khiến dầu thô chịu nhiều áp lực.

Số ca nhiễm mới COVID-19 của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi Thượng Hải phong tỏa vào đầu năm nay. Cả Bắc Kinh và Trịnh Châu đều ghi nhận mức tăng chóng mặt.

Song song với đối phó dịch bệnh, Trung Quốc đã soạn thảo một kế hoạch mới để kiểm soát khí mê-tan và thúc đẩy các công nghệ mới và cơ chế tài chính để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang gia tăng.

Đặc phái viên cấp cao về biến đổi khí hậu Xie Zhenhua cho biết bên lề Hội nghị COP 27 tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập chia sẻ rằng kế hoạch hành động mới sẽ dẫn đến các biện pháp cụ thể để hạn chế phát thải khí mê-tan từ năng lượng, nông nghiệp và chất thải.

Giải quyết khí mê-tan đã trở thành một phần chính trong các nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế nhiệt độ tăng lên 1,5 độ C (2,7 độ F), với sự đồng hành của khoảng 40 quốc gia tại Sharm El-Sheikh.

Lượng khí thải của Trung Quốc cao nhất thế giới và chiếm khoảng 1/5 tổng lượng khí thải toàn cầu. Tuy không ký “Cam kết giảm khí mê tan toàn cầu” vào năm ngoái, nhưng cũng ủng hộ các biện pháp bổ sung để kiểm soát khí đốt.

Chính quyền các tỉnh ở Trung Quốc trong những tuần gần đây cũng đã cam kết thực hiện hành động mạnh mẽ hơn để hạn chế khí thải và thí điểm bắt đầu vào đầu năm tới nhằm khám phá “các phương pháp hay nhất” để kiểm soát và giám sát khí đốt.

Nhưng ông Xie cho biết khả năng kiểm soát khí đốt của Trung Quốc vẫn ở mức “yếu”, và trọng tâm hiện tại là “các mục tiêu sơ bộ” như cải thiện khả năng giám sát.

Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng khí thải của Trung Quốc có thể khiến việc giảm thiểu tác động đối với các quốc gia khác bị tốn kém hơn.

Trong thời gian này, các quốc gia đang tập trung giải quyết bài kiềm chế phát thải khí nhà kính, hòa chung nỗ lực tại COP 27.  Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ tăng cường kiểm soát phát thải khí mê-tan từ ngành dầu khí Mỹ bằng cách yêu cầu các thợ khoan sửa chữa và bảo dưỡng tất cả các chỗ rò rỉ, không chỉ chỗ rò rỉ lớn nhất.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã công bố đề xuất bổ sung cho quy tắc khí mê-tan năm 2021 của mình tại hội nghị khí hậu COP27 ở Ai Cập, thúc đẩy các nỗ lực của Mỹ nhằm đáp ứng các cam kết về khí hậu của mình.

Quản trị viên Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, Michael Regan cho biết: “Chúng tôi đang lắng nghe phản hồi của công chúng và củng cố các tiêu chuẩn ngành dầu khí đã đề xuất, điều này sẽ cho phép ứng dụng thêm nhiều công nghệ mới sáng tạo, hiệu quả để bảo vệ hành tinh xanh và người dân.”

Mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn so với carbon dioxide, mêtan là một trong những khí nhà kính mạnh nhất, đóng góp tới 1/4 quá trình nóng lên của hành tinh. Do đó, giảm phát thải metan trở thành mục tiêu quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

EPA năm ngoái đã công bố một đề xuất giải quyết vấn đề này bằng cách yêu cầu các nhà khai thác dầu khí mỗi quý phải giám sát 300.000 địa điểm giếng khoan lớn nhất để tìm và khắc phục sự cố rò rỉ.

Kế hoạch mới sẽ mở rộng hoạt động này và nâng lên con số khoảng 1 triệu địa điểm giếng của cả nước.

Việc mở rộng các quy tắc bất chấp vận động hành lang từ ngành dầu khí Mỹ đã thúc giục EPA loại trừ hàng trăm nghìn giếng khai thác thấp với lý do việc giám sát thường xuyên sẽ không hiệu quả và tốn kém.

EPA sẽ tham khảo ý kiến số đông từ cộng đồng về quy tắc mới này để hoàn thành vào cuối năm.

Các nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Công nghệ Năng lượng Quốc gia của Bộ Năng lượng và từ nhóm môi trường EDF, ban hành năm nay, cho thấy hơn một nửa lượng khí mê-tan thải ra từ các giếng dầu ở Mỹ đến từ hơn 700.000 địa điểm sản xuất  dưới 15 thùng mỗi ngày.

Hoa Nguyễn – Theo reuters.com

>>> Mời bạn đọc thêm: Giá dầu hướng tới mức tăng theo tuần lớn nhất kể từ tháng 10

TAGS:

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: