Nội dung bài viết
Trong phiên giao dịch ngày 15 tháng 8, giá dầu giảm do dữ liệu kinh tế Trung Quốc yếu và lo ngại về nhu cầu tại đây giảm. Trong khi đó, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, Saudi Aramco cũng tuyên bố đã sẵn sàng tăng sản lượng.
FILE PHOTO – A pump jack is seen surrounded by steam during sunset at a PetroChina’s oil field in Karamay, Xinjiang Uigur Autonomous Region January 5, 2011. REUTERS/Stringer
Dầu thô Brent giao sau giảm 1,14 USD, tương đương 1,2% xuống 97,01 USD / thùng vào lúc 13h31 giờ Việt Nam, sau khi giảm 1,5% vào thứ Sáu. Dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ở mức 91,03 USD / thùng, giảm 1,06 USD, tương đương 1,2%, sau khi giảm 2,4% trong phiên trước.
Theo dữ liệu chính phủ, kinh tế Trung Quốc bất ngờ tăng trưởng chậm lại trong tháng 7, trong khi sản lượng của các nhà máy lọc dầu giảm xuống 12,53 triệu thùng / ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
Heron Lin, nhà kinh tế tại Moody’s Analytics, cho biết: “Dữ liệu chính thức cho thấy nhu cầu dầu đang suy yếu do dịch vụ hậu cần trong nước và nhu cầu tiêu dùng bị cản trở bởi giá cả xăng dầu tăng cao kỷ lục.”
Ông nói thêm, nhu cầu dầu mỏ có thể tiếp tục giảm trong thời gian còn lại của năm do các mối đe dọa từ hạn chế của dịch bệnh khiến người dân vẫn giữ tâm lý tiết kiệm và đề phòng.
Saudi Aramco sẵn sàng nâng sản lượng dầu thô lên công suất tối đa 12 triệu thùng / ngày nếu thị trường và chính phủ yêu cầu.
Giám đốc Aramco cho biết “Chúng tôi tự tin về khả năng tăng lên 12 triệu thùng / ngày bất cứ lúc nào có nhu cầu hoặc lời kêu gọi từ chính phủ hoặc từ Bộ năng lượng.”
Kể từ khi tấn công vào Ukraine, Moscow đã hai lần ngăn cản việc xuất khẩu dầu của Kazakhstan qua lãnh thổ nước này. Dư luận đã đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là sự trừng phạt liên quan đến việc Kazakhstan không ủng hộ hành động của Nga? Và cũng là cách để nâng cao giá trị hàng hóa của Nga?
Tuy nhiên, dù là vì lý do gì thì Bắc Kinh cũng không thích điều này. Chính phủ Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ không chấp nhận việc Nga can thiệp vào xuất khẩu dầu của Kazakhstan, đồng thời cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với Moscow về các lệnh phong tỏa.
Kazakhstan hiện đóng góp dưới 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd), chiếm khoảng 2% sản lượng dầu toàn cầu. Gần 80% được xuất khẩu sang các thị trường thế giới thông qua đường ống của Hiệp hội Đường ống Caspian (CPC) kết nối các mỏ dầu chính của đất nước với cảng Novorossiysk ở Biển Đen của Nga. Đây là đòn bẩy năng lượng cho Moscow.
Ngày 22 tháng 3, các nhà chức trách Nga tuyên bố rằng hai trong số ba cơ sở bốc xếp tại Novorossiysk đã bị hư hại do một cơn bão. Trên thực tế, đây gần như là một cái cớ rất hợp lý cho Moscow để giảm nguồn cung toàn cầu, tăng giá dầu và gây áp lực buộc phương Tây nới lỏng các biện pháp trừng phạt. CPC đã khôi phục hoạt động xuất khẩu sau một tháng.
Sau đó, vào ngày 6 tháng 7, một tòa án Nga đã ra lệnh cho CPC đình chỉ hoạt động trong 30 ngày, với lý do lo ngại về môi trường. Tuy nhiên, sự gián đoạn này đã được hạn chế, khi một tòa án cấp cao hơn đã ra phán quyết vào ngày 11 tháng 7 để khôi phục hoạt động của CPC và đưa ra một khoản phạt danh nghĩa. Trong hai ngày tòa đưa ra phán quyết, giá dầu đều tăng vọt.
Có thể nói Điện Kremlin có thể không sợ Kazakhstan nhưng lại cần Bắc Kinh. Và Trung Quốc có những lợi ích kinh tế đáng kể ở Kazakhstan, vốn là cửa ngõ của Sáng kiến Vành đai và Con đường liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải toàn cầu. Các công ty Trung Quốc là những người đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp dầu khí của Kazakhstan. Mặc dù một lượng nhỏ dầu thô của Kazakhstan được vận chuyển đến Trung Quốc, nhưng đóng góp không nhỏ trong việc Trung Quốc tiếp cận thị trường toàn cầu; Nếu không có những lô hàng này, giá dầu sẽ tăng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trên toàn cầu sẽ suy yếu và tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, cả ba đầu mối của đường ống dẫn khí đốt Trung Quốc – Trung Á đều đi qua Kazakhstan, là một mắt xích năng lượng quan trọng về nguồn cung. Trong bối cảnh, kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, một phần là do giá năng lượng tăng cao hơn, Bắc Kinh rất cần mọi nguồn cung ổn định từ Kazakhstan.
Theo thông báo từ, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co (BKR.O), số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng 3 lên 601 trong tuần trước. Số lượng giàn khoan, một chỉ báo ban đầu về sản lượng trong tương lai, đã chậm lại so với sản lượng dầu được phục hồi sau đại dịch trong năm tới.
Thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt trước các lệnh trừng phạt của EU đối với nguồn cung dầu thô và sản phẩm tinh chế của Nga trong mùa đông này.
Liên quan đến nhu cầu nhiên liệu, Justin Smirk, nhà kinh tế cấp cao tại Westpac cho biết: “Có rất nhiều điều không chắc chắn về nhu cầu trong ngắn hạn. Cho đến khi những lo ngại về vấn đề này lắng xuống, thị trường sẽ còn tiếp tục kéo dài tình trạng này.”
Đáng chú ý trong tuần trước, thị trường vàng đen đã bị ảnh hưởng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới vào năm 2022 xuống 260.000 thùng / ngày (bpd). Hiện OPEC đang dự kiến nhu cầu sẽ tăng 3,1 triệu thùng / ngày trong năm nay.
Tuy nhiên, điều này lại trái ngược với quan điểm của IEA. IEA nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu, lên 2,1 triệu thùng/ngày, do chuyển đổi từ khí sang dầu trong sản xuất điện vì giá khí đốt tăng cao.
Đồng thời, IEA đã nâng triển vọng cung cấp dầu của Nga thêm 500.000 thùng/ ngày trong nửa cuối năm 2022, vì sản lượng của nước này đã chứng tỏ khả năng phục hồi hơn dự kiến bất chấp các lệnh trừng phạt từ nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, IEA cho biết OPEC sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy sản xuất.
Các nhà đầu tư đang xem xét dữ liệu kinh tế của Trung Quốc vào cuối ngày thứ Hai để nhận diện các tín hiệu về nhu cầu từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
Giá dầu phục hồi hơn 3% trong tuần trước sau khi một bộ phận đường ống dẫn dầu bị hư hỏng làm gián đoạn sản lượng tại một số giàn khoan ngoài khơi Vịnh Mexico.
Hoa Nguyễn – Theo reuters.com
Nhận xét bị đóng