Ngày 17 tháng 10, giá dầu tăng lên sau khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp thanh khoản để giúp nền kinh tế tránh bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Điều này là tín hiệu lạc quan đối với thị trường về triển vọng nhu cầu từ nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới khởi sắc.
Dầu thô Brent giao sau tăng 81 xu, tương đương 0,88%, lên 92,44 USD / thùng vào lúc 13h42 giờ Việt Nam, phục hồi từ mức giảm 6,4% vào tuần trước. Dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ở mức 86,33 USD / thùng, tăng 72 xu, tương đương 0,84%, sau khi giảm 7,6% trong tuần trước.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thanh toán các khoản vay chính sách trung hạn đáo hạn và giữ nguyên lãi suất trong tháng thứ hai.
Giới phân tích cho biết động thái này cho thấy ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.
Một quan chức cấp cao của Cơ quan Năng lượng Quốc gia cho quốc gia này sẽ tăng cường cung cấp năng lượng trong nước và kiểm soát rủi ro đối với các mặt hàng quan trọng khác như than đá, dầu khí và điện.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết được nhiều yếu tố hỗ trợ. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang thực hiện chính sách ổn định kinh tế sau khi khống chế được dịch bệnh.
Trung Quốc dự kiến sẽ công bố dữ liệu kinh tế và thương mại trong tuần này. Mặc dù tăng trưởng GDP quý III có thể phục hồi so với quý trước, nhưng chính sách đối phó với dịch COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc khiến nước này gặp khó trong phát triển kinh tế và rất có thể sẽ là năm hoạt động tồi tệ nhất trong gần nửa thế kỷ qua.
Sắp tới, giá dầu dự kiến sẽ tiếp tục biến động do OPEC+ cắt giảm sản lượng dẫn tới nguồn cung thắt chặt. Hơn nữa lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga và đồng USD giảm tốc cũng khiến dầu đi lên.
Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard hôm thứ Sáu cho biết lạm phát ngày càng “nghiêm trọng” và khó đoán định khiến cho cá ngân hàng phải đưa ra nhiều chính sách đón đầu dù chẳng hạn như mức tăng lớn hơn 3/4 điểm phần trăm.
Các quốc gia thành viên của OPEC+ đã họp bàn và thống nhất về quyết định cắt giảm sản lượng sau những động thái từ Nhà Trắng và Ả Rập Xê-út liên quan đến dầu mỏ.
Cụ thể, OPEC+ đã cam kết vào ngày 5 tháng 10 sẽ cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng / ngày, dẫn đến mức giảm thực tế khoảng 1 triệu thùng / ngày do một số thành viên đã sản xuất dưới mục tiêu của họ.
Quay trở lại với nỗ lực cung cấp năng lượng trong nước của Trung Quốc. Chính phủ nước này đang tăng cường dự trữ các mặt hàng năng lượng quan trọng để đảm bảo nguồn cung và ổn định giá.
Ông Ren Jingdong, Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc cho biết, nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới sẽ tăng cường “đa dạng hóa nguồn cung nội địa “, tập trung vào than đá để kịp đáp ứng tốc độ phát triển của dầu khí trong nước.
Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ kiên định thực hiện các mục tiêu cao nhất và trung hòa carbon để phù hợp với các nguồn năng lượng của nước này.
Ông nói thêm nước này sẽ tăng cường hơn nữa hệ thống dự trữ than và dầu mỏ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đặc biệt là các trung tâm lưu trữ và nơi tiếp nhận khí đốt tự nhiên.
Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ đẩy nhanh việc thành lập một hệ thống dự trữ kết hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương … chính phủ và các công ty.”
Trung Quốc đặt mục tiêu năng lực sản xuất các nguồn tài nguyên trong nước vượt 4,6 tỷ tấn than tiêu chuẩn vào năm 2025, so với mục tiêu 4,41 tỷ vào năm 2022.
Nhờ sản lượng nội địa kỷ lục, Trung Quốc tự hào có lượng than dự trữ dồi dào trước mùa đông, khi nhu cầu sưởi ấm tăng cao.
Hơn nữa, dự trữ than trên toàn quốc đang ở mức hơn 170 triệu tấn, tăng so với con số 159 triệu tấn trong tháng 5 của chính phủ.
Không chỉ Trung Quốc mà châu Âu đang đứng trước nguy cơ có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng và phải tích trữ nhiên liệu ở nhiều hình thức. Giới chức lo ngại tình hình sẽ nghiêm trọng hơn vào năm tới sau khi rút cạn các bể chứa khí đốt tự nhiên để vượt qua mùa đông lạnh giá năm nay.
Các nước châu Âu đã bổ sung khoảng 90% các kho chứa khí đốt sau khi Nga cắt giảm nguồn cung để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cuộc xâm lược Ukraine.
Giá khí đốt vốn đã tăng mạnh trong nhiều tháng qua đã hạ nhiệt. Nhưng xu thế này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi các quốc gia cạnh tranh để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các lựa chọn các giải pháp thay thế khác.
Các chính phủ châu Âu đã chuyển sang hỗ trợ người tiêu dùng để tránh tình trạng chi phí giá cả quá cao. Đức cho biết họ sẽ trợ cấp hóa đơn điện vào năm tới bằng cách chỉ trả dưới 13 tỷ euro (12,8 tỷ USD) cho phí sử dụng do bốn lưới điện truyền tải cao áp qua các công ty (TSO).
Hoa Nguyễn – Theo reuters.com
Nhận xét bị đóng