Nội dung bài viết
Giá Bitcoin vẫn ổn định sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 9, trong đó cho thấy cơ quan này có vẻ sẽ không xem xét nới lỏng lãi suất quỹ liên bang trong ngắn hạn.
Các ý chính:
– Biên bản cuộc họp tháng 9 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) dự đoán lãi suất sẽ tiếp tục tăng và tăng trưởng GDP chậm lại.
– FOMC đặc biệt lo ngại về lạm phát cao ảnh hưởng tới các hộ gia đình có thu nhập thấp.
– Chính sách cứng rắn của FED có thể khiến kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, dẫn tới việc các nhà đầu tư “xả hàng” Bitcoin.
Biên bản được công bố vào ngày 12/10/2022 tiết lộ rằng FED sẽ tiếp tục chiến lược thắt chặt do các con số lạm phát cao hơn dự kiến đang tác động mạnh tới các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Bất chấp những lần tăng lãi suất quỹ trước đó (hiện nằm trong khoảng từ 3% đến 3,25%), FOMC quan sát thấy rằng lạm phát đang giảm chậm và dự kiến vẫn sẽ ở mức cao trong ngắn hạn. Nguyên nhân là do một số yếu tố như thị trường lao động thắt chặt và gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục.
Vào tháng 8/2021, chỉ số giá tiêu dùng cao hơn 8,3% so với 1 năm trước đó, trong khi lạm phát CPI cơ bản là 6,3% so với cùng kỳ, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% của FED.
Trong trung hạn, FOMC dự kiến lạm phát sẽ giảm dần và ủng hộ việc FED nới lỏng các biện pháp thắt chặt chính sách, song song với việc quan sát tác động của nó lên nền kinh tế. Theo FOMC, tại một thời điểm nào đó sau này, lãi suất quỹ liên bang có thể được giữ ở khoảng 4,6% nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Báo cáo lưu ý rằng, tất cả những điều trên đều phải trả giá bằng sự suy yếu trong tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, nó sẽ giúp đạt được “mục tiêu của Ủy ban về toàn dụng lao động và ổn định giá cả”. FOMC dự kiến GDP của Mỹ sẽ tăng 0,2% vào năm 2022 và 1,2% vào năm 2023.
Ủy ban thừa nhận các dự đoán của họ đầy rẫy sự không chắc chắn và đây chỉ là kịch bản tốt nhất.
Theo biên bản cuộc họp chính sách tháng 7 của FED, những người tham gia cuộc họp đã bày tỏ lo ngại rằng, độ trễ giữa cải cách chính sách và phản ứng của thị trường có thể gây ra một chính sách tiền tệ quá kịch liệt. Điều quan trọng là phải có dữ liệu để đưa ra quyết định. Những quan điểm ôn hòa này đã được Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Lael Brainard lặp lại vào đầu tuần vừa qua, dẫn đến đợt tăng giá cổ phiếu chớp nhoáng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế từ Citi cảnh báo, cách tiếp cận dựa trên dữ liệu này có thể sẽ vẫn được sử dụng trong bối cảnh FED đang thực hiện chính sách thắt chặt một cách quyết liệt.
Lãi suất quỹ liên bang giảm dần có nghĩa là các nhà đầu tư tiền điện tử cảm thấy không cần phải vội vàng bán phá giá tài sản.
Tuy nhiên, việc FED tiếp tục duy trì chính sách cứng rắn hiện tại có thể dần dần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Nói cách khác, tình trạng thất nghiệp sẽ làm giảm khả năng các nhà đầu tư giữ tiền mặt trong cổ phiếu và tài sản nhiều biến động như Bitcoin, dẫn đến việc giá sẽ lao dốc mạnh mẽ.
Hiện tại, Bitcoin vẫn ổn định và không có nhiều dấu hiệu cho thấy đồng tiền số này bị ảnh hưởng bởi biên bản của FED. Giá BTC gần như không đổi trong 24 giờ qua và giao dịch ở mức 19.095 USD.
Cách chuyên gia phân tích tại công ty tiền kỹ thuật số Jarvis Labs đã xem xét các dữ liệu liên quan tới hoạt động tích lũy Bitcoin, mức nắm giữ của các cá voi, các tín hiệu phân kỳ cũng như xu hướng giá trên các khung thời gian thấp hơn để xác định xu hướng giá cho Bitcoin, song tất cả đều không cho kết quả rõ ràng.
Hiện tại, Bitcoin vẫn chưa cho tín hiệu rõ ràng về hướng của xu hướng. Tuy nhiên, các chuyên gia của Jarvis Labs nghiêng nhiều hơn về khả năng giá sẽ tiếp tục suy yếu khi nhận thấy rằng, ngưỡng thanh lý Bitcoin của những thực thể nắm giữ lớn là 18.000 USD, và của các bể thanh khoản lớn là từ 16.900 USD. Như vậy, nhiều khả năng, giá Bitcoin có thể giảm về ngưỡng 16.900 USD.
Biểu đồ thanh lý Bitcoin
Đỗ Hiền – Theo beincrypto.com
Nhận xét bị đóng