https://danhgiasan.info/wp-content/uploads/2021/10/Logo-e1677570866539.png
Bất ổn hạ nhiệt khiến vàng đen đi lên

Bất ổn hạ nhiệt khiến vàng đen đi lên

Đăng bởi danhgiasancc | 30/03/2023

Trong phiên giao dịch ngày 29 tháng 3, vàng đen – dầu mỏ tăng lên phiên thứ ba liên tiếp. Điều này là do Iraq dừng một số hoạt động xuất khẩu dầu khiến nguồn cung bị thắt chặt. Bên cạnh đó, khủng hoảng ngân hàng toàn cầu giảm bớt đã hỗ trợ tâm lý rủi ro trên các thị trường rộng lớn hơn.

 Bất ổn hạ nhiệt khiến vàng đen đi lên

Bất ổn hạ nhiệt khiến vàng đen đi lên

Cụ thể, dầu thô Brent tăng 42 xu, tương đương 0,5%, lên 79,07 USD/thùng vào lúc 15h02 giờ Việt Nam. Trong khi dầu thô WTI tăng 61 xu, tương đương 0,8%, lên 73,81 USD.

Stephen Brennock của nhà môi giới dầu mỏ PVM cho biết: “Việc nguồn cung bị gián đoạn sẽ càng khiến thị trường bị thắt chặt hơn.”

Trong khi đó, Mỹ thế chân Nga thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của châu Âu. Hãng tin CNN dẫn số liệu từ cơ quan thống kê châu Âu Eurostat ngày 28/3 cho biết trong tháng 12 năm ngoái, 18% nhập khẩu dầu thô của EU đến từ Mỹ.

Đây là một bước ngoặt lớn! Bởi Nga cho tới gần đây vẫn là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của châu Âu. Mức cung chiếm tới 31% nhập khẩu dầu thô của khu vực này ở thời điểm cuối tháng 1/2022. Khi đó, Mỹ đứng ở vị trí thứ hai với khoảng cách xa, tỷ trọng đạt 13%.

Chiến tranh Nga-Ukraine ảnh hưởng đến nguồn cung vàng đen

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2 năm ngoái đã gây đảo lộn nguồn cung năng lượng của châu Âu. Các nước trong khu vực mạnh tay cắt giảm nhập khẩu năng lượng Nga. Bằng cách áp trừng phạt lên xuất khẩu dầu và than của Nga. Đồng thời Nga cũng siết cung cấp năng lượng cho châu Âu thông qua khoá van đường ống dẫn khí đốt.

Tháng 12, EU ban lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga qua đường biển. Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển G7 áp trần giá lên dầu thô Nga ở mức 60 USD/thùng. Chỉ những thùng dầu Nga tuân thủ trần giá mới có thể được sử dụng các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm do các công ty phương Tây cung cấp.

Dòng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu qua đường ống chủ lực Nord Stream 1 đã giảm dần từ khi chiến tranh nổ ra. Năm 2021, đường ống này cung cấp 35% tổng nhập khẩu khí đốt của châu Âu từ Nga. Nhưng đến tháng 9/2022, đường ống này đã bị Nga khoá hoàn toàn. Lý do được công bố là vấn đề kỹ thuật. Ngoài ra, cung cấp khí đốt Nga qua các đường ống khác cũng bị cắt giảm.

Kết quả là tỷ trọng của Nga trong nhập khẩu khí đốt của châu Âu giảm mạnh. Từ 31% trong quý 1/2022 còn 19% vào cuối năm – theo dữ liệu của Eurostat. Cùng với đó, Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ nhì của châu Âu, chiếm thị phần gần 20%, chỉ sau nhà cung cấp lớn nhất là Na Uy – nước chiếm khoảng 31% nhập khẩu khí đốt của châu Âu.

Hoa Nguyễn 

Chia sẻ:

Nhận xét bị đóng

Chia sẻ: