Nội dung bài viết
Giá dầu quay đầu giảm vào ngày 30 tháng 8 sau khi chạm mức cao nhất trong hơn một tháng vào phiên trước đó. Lo ngại lạm phát toàn cầu đã làm lu mờ triển vọng cắt giảm sản lượng của OPEC+.
Dầu thô Brent giao sau giảm 39 xu, tương đương 0,3% xuống 104,70 USD/thùng vào lúc 07h12 giờ Việt Nam sau khi tăng 4,1% vào thứ Hai. Dầu thô WTI của Mỹ chạm mức 96,79 USD/thùng, giảm 21 xu, tương đương 0,2%, sau khi tăng 4,2% trong phiên trước.
Nhiều nền kinh tế trên thế giới đang chịu mức lạm phát gần hai con số, cao kỷ lục trong gần nửa thế kỷ qua. Do đó, giới đầu tư lo ngại rằng Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ hơn.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sản lượng dầu của Nga cũng đã vượt quá kỳ vọng sau cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, Moscow sẽ ngày càng khó duy trì hoạt động sản xuất khi các lệnh trừng phạt của phương Tây bắt đầu có hiệu lực.
Người đứng đầu cơ quan này cũng cho biết các quốc gia thành viên IEA có thể giải phóng thêm dầu từ các kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) nếu thấy cần thiết.
Ả Rập Xê-út, nhà sản xuất hàng đầu trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), tuần trước đã đưa ra khả năng cắt giảm sản lượng để cân đối với sự gia tăng nguồn cung từ Iran nếu nước này đạt được thỏa thuận hạt nhân với phương Tây.
OPEC sẽ nhóm họp để đưa ra chính sách vào ngày 5 tháng 9.
Trong khi đó, Viện Dầu mỏ Mỹ, một tập đoàn công nghiệp công bố dữ liệu về tồn kho dầu thô của Mỹ vào lúc 16h30 chiều thứ ba. Cơ quan Thông tin Năng lượng, cơ quan thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ sẽ công bố số liệu vào lúc 21:30 thứ tư giờ Việt Nam.
Theo một khảo sát mới đây cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ có khả năng giảm 600.000 thùng với sản phẩm chưng cất và dự trữ xăng cũng giảm.
Nhiều quốc gia đang nỗ lực tìm kiếm nguồn dự trữ cho mùa đông sắp tới để đề phòng nguồn cung từ Nga hạn hẹp. Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết các cơ sở lưu trữ khí đốt của Đức đã được bổ sung nhanh hơn kế hoạch.
Trong ngày 28 tháng 8, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết các cơ sở lưu trữ khí đốt của Đức đã được bổ sung và lấp đầy nhanh hơn kế hoạch và hy vọng rằng, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể tránh được tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng trong mùa đông này.
Tạp chí Der Spiegel dẫn lời Bộ trưởng Habeck cho biết: “Các hồ chứa đang đầy nhanh hơn so với quy định, đồng thời cho biết mục tiêu của chính phủ là tháng 9 này có thể đạt 85% dung lượng lưu trữ theo kế hoạch vào đầu tháng 9.
Đức đang ở giai đoạn hai của kế hoạch khẩn cấp “ba giai đoạn” để có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga, vốn là nhà cung cấp chính của nước này.
Năm nay, Đức chỉ nhập khẩu 9,5% lượng khí đốt tiêu thụ trong tháng 8 từ Nga. Trong khi đó, con số này vào năm ngoái là khoảng 55% tổng lượng tiêu thụ của cả nước.
Chính phủ đã đặt mục tiêu mức dự trữ khí đốt là 75% vào ngày 1 tháng 9 nhưng hiện mức này đã tăng lên mức 82,2%.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck chia sẻ “Các công ty sau này có thể rút khí đốt từ các cơ sở lưu trữ để cung cấp cho ngành công nghiệp và các hộ gia đình trong mùa đông sắp tới.” Nguồn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng dự kiến sẽ cung cấp sang Đức, qua Pháp sau khi hai nước giải quyết các vấn đề về tổ chức và kỹ thuật để nới lỏng nguồn cung.
Tại thị trường châu Á, các khách hàng trong khu vực đang chờ đón tín hiệu giảm giá từ nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Ả Rập Saudi trong tháng 10, sau khi phí bảo hiểm giao ngay giảm do nhu cầu nhiên liệu thấp và hàng hóa chênh lệch giá gia tăng gây áp lực lên giá dầu trong khu vực.
Theo một số nguồn tin, gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco có thể giảm giá bán chính thức (OSP) cho loại dầu thô Arab Light hàng đầu của mình khoảng 4,50 USD/thùng vào tháng 10.
Đây cũng là lần giảm giá đầu tiên của Ả Rập Xê Út trong 4 tháng sau khi nước này tăng giá OSP tháng 9 lên mức cao kỷ lục 10,95 USD/thùng đối với dầu Arab Extra Light so với mức trung bình của Oman/Dubai và 9,80 USD / thùng đối với Arab Light.
Phí bảo hiểm giao ngay cho các điểm chuẩn khu vực Dubai, Oman và Murban đã giảm mạnh trong tháng 8 do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và mức chênh lệch thu hẹp giữa các dòng liên kết với Dubai và Brent. Các mặt hàng này đã làm giảm nhu cầu đối với dầu thô Trung Đông.
Ả Rập Xê Út thường dựa vào các tín hiệu từ cấu trúc thị trường của Dubai, phản ánh mức chênh lệch giá trong tháng đầu tiên và tháng thứ ba, khi thiết lập giá. Vào tháng 8, mức chênh lệch giảm khoảng 4,26 USD / thùng.
Giới phân tích cho biết, nhu cầu tổng thể ở châu Á không mạnh lắm. Đặc biệt, khi mà nhiều hàng hóa có giá chênh lệch từ Mỹ và Tây Phi đổ vào châu Á, thì những lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung đã giảm bớt.
Bất chấp thị trường kỳ vọng nhu cầu phục hồi từ Ấn Độ và Indonesia sau khi gió mùa đi qua vào cuối tháng 9, tiêu thụ nhiên liệu ở Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, vẫn có thể “ảm đạm” do phải đối mặt với các hạn chế COVID-19.
Sinopec, nhà lọc dầu số 1 châu Á, dự báo sản lượng nhà máy lọc dầu trong nửa cuối năm sẽ giảm 8% so với một năm trước và sản lượng xử lý hàng năm cho năm 2022 sẽ giảm 6% so với năm 2021.
Một số nhà sản xuất dầu lớn, bao gồm Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng để cân bằng thị trường dầu mỏ.
Các OSP thô của Ả Rập Xê Út thường được phát hành vào khoảng ngày 5 hàng tháng và tạo ra xu hướng cho giá Iran, Kuwait và Iraq, ảnh hưởng đến hơn 9 triệu thùng/ngày (bpd) dầu thô ở châu Á.
Hoa Nguyễn – Theo reuters.com
Nhận xét bị đóng